Đời sống

Bạn đã sử dụng thuốc dạng sủi đúng cách?

Do trong viên sủi chứa khá nhiều natri, nên nhóm người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao nên hạn chế dùng hoặc thận trọng khi dùng.

Top 5 món ăn bài thuốc tốt cho người bị sỏi thận / 'Đánh bay' bệnh viêm họng hạt nhờ bài thuốc từ lá trâm ổi

Bạn đã sử dụng thuốc dạng sủi đúng cách?

Nên uống viên sủi đúng cách mới đem lại hiệu quả cao

Thuốc dạng sủi vừa dễ uống, lại tiện mang theo người, rất thích hợp với đối tượng người già, trẻ nhỏ và những người khó uống thuốc dạng viên nén, viên nang. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu thuộc Bệnh viện Triều Dương, Trung Quốc khuyến cáo, thuốc dạng sủi pha xong không nên để quá lâu, để tránh ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Các chuyên gia cho biết, thành phần hữu hiệu trong viên sủi có thể do phản ứng thuỷ phân, oxy hoá,...mà ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, do vậy sau khi pha xong không nên để quá lâu mới uống. Chẳng hạn như viên C sủi, do viên C sủi để ngoài không khí nên bị oxy hoá, ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. Nhưng nếu viên sủi vẫn chưa tan hết đã uống ngay, viên thuốc chưa tan sẽ tiếp tục tạo ra carbon dioxide trong miệng và dạ dày, khiến cho dạ dày khó chịu. Do đó, khi nào uống mới pha, pha xong phải uống ngay. Kiến nghị mỗi lần pha sử dụng khoảng 200ml nước là đủ, đến khi viên sủi tan hết thì nên uống ngay.

Ngoài ra, nước dùng để pha viên sủi không nên nóng quá, khoảng 40 độ C là được, đặc biệt là C sủi, nước quá nóng có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả của thuốc. Do trong viên sủi chứa khá nhiều natri, nên nhóm người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao nên hạn chế dùng hoặc thận trọng khi dùng. Người già thường xuyên sử dụng viên sủi cũng phải chú ý đo huyết áp.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm