Bạn không ngờ tới, những vật dụng này lại là 'ổ chứa' vi khuẩn gây bệnh
Chỉ mặt 5 đồ vật có mùi thơm nhưng cực kì độc hại, có thể gây ung thư / Những đồ vật quen thuộc chứa chất Formaldehyde cực độc, tăng nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm khi sử dụng thường xuyên
Thời tiết thay đổi thất thường, vi khuẩn gây bệnh có môi trường thuận lợi để sinh sôi và phát triển thành bệnh. Tuy nhiên virus không chỉ xuất hiệnnơi công cộng đông ngườimà nó còn tiềm ẩn ngay trong những vật dụng gia đình bạn hoàn toàn không ngờ tới.
1. Công tắc đèn và tay nắm cửa
Trên bàn tay luôn ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn, công tắc đèn hay tay nắm cửa lại là những vật dụng mà chúng ta thường xuyên chạm tới. Tuy nhiên, rất ít gia đình sử dụng xà phòng hoặc những dung dịch sát trùng để vệ sinh chúng. Vì vậy khi một thành viên bị bệnh virus có thể lưu lại trên tay nắm cửa hoặc công tắc đèn rồi lây cho cả gia đình.
2. Cốc uống nước
Ảnh minh họa
Nhiều gia đìnhcó thói quen sử dụng chung cốc uống nước với nhau vì vậy nếu trong nhà có người bị cảm cúm hay những bệnh truyền nhiễm khác vô tình sẽ để lại virus và lây bệnh cho những người thân xung quanh. Cách giải quyết là mỗi người nên có một cốc uống nước riêng và thường xuyên vệ sinh chúng.
3. Các loại điều khiển từ xa
Cơ chế lây nhiễm virus từ các loại điều khiển tương tự như tay nắm cửa và công tắc đèn. Tiến sĩ Kelly Reynold, một nhà sinh học môi trường tại Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Arizona, khuyên bạn nên lau điều khiển từ xa mỗi tuần một lần bằng chất khử trùng để loại bỏ vi khuẩn.
4. Vòi rửa tay
Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Hiệp hội Vi sinh học Hoa Kỳ cho thấy chỉ 39% người rửa tay sau khi ho hoặc hắt hơi. Vi khuẩn lưu lại trên tay bạn và khi bạn sử dụng vòi nước có thể tồn tại đến 24 giờ trên bề mặt vòi.
Bạn có thể khắc phục bằng cách dùng khăn lau hoặc xịt dung dịch vệ sinh lên vòi rửa thường xuyên để diệt vi khuẩn gây hại.
5. Khăn tay
Một số người có thói quen sử dụng khăn tay khi bị cảm cúm để lau nước mũi hoặc che miệng khi hắt hơi. Mặc dù vi khuẩn không tồn tại được lâu trên bề mặt khô tuy nhiên nếu chúng ta sử dụng chung khăn tay với người mắc bệnh vẫn có nguy cơ lây nhiễm.
6. Bàn chải đánh răng
Chúng ta có thói quen để bàn chải đánh răng của cả gia đình chung một chỗ. Lúc này vi khuẩn gây bệnh sẽ truyền từ bàn chải này sang bàn chải khác nếu trong gia đình có người bị ốm.
7. Bút
Virus cúm và cảm lạnh có thể tồn tại trên các bề mặt cứng như nhựa trong nhiều giờ hoặc thậm chí nhiều ngày. Do đó, cây bút viết - đồ vật được cả gia đình sử dụng đều trở thành “điểm nóng” của virus và cần được khử trùng đúng cách.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn
Người xưa dạy cách nhìn người: “Ngựa nhìn bốn vó, người nhìn bốn tướng” là “bốn tướng” nào?
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Tết Nguyên đán 2025: 6 cây cảnh 'toả mùi giàu sang', người có tiền thích chưng trong nhà để chiêu may, gọi lộc