Bạn nên cẩn trọng khi sử dụng những loại đũa ăn này để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Bông cải xanh giúp giảm nguy cơ ung thư gan / Đây là 6 dấu hiệu của tiền ung thư gan bạn nên để ý, đừng để cái chết đến gần
Đũa gỗ
Gần đây, trên mạng xã hội lưu truyền thông tin dùng đũa một thời gian dài sẽ dẫn đến ung thư,tuyên bố rằng đũa sẽ sản sinh ra một chất gây ung thư gọi là "Aflatoxin". Những chiếc đũa mà chúng ta sử dụng hàng ngày có thực sự mang lại nguy cơ ung thư không?
Theo chia sẻ của bác sĩ Hồ Bằng Thăng, Viện trưởng Viện nghiên cứu thuốc Đông y Hoa Hạ Đường Bắc Kinh, loại đũa thông thường được sử dung là đũa gỗ, để kéo dài thời gian sử dụng, bề mặt của đũa gỗ thường được phủ một lớp sơn “ăn được”, giúp cho bề mặt của đũa không dễ bị vi khuẩn bám vào.
Tuy nhiên, sau khi đũa gỗ được sử dụng trong một thời gian dài, lớp sơn bề mặt dễ rơi ra hoặc bị vỡ, lớp trong của đũa dễ bị mục và cung cấp không gian sống cho vi khuẩn. Đặc biệt khi rửa đũa chưa sạch triệt để, các vi khuẩn gây bệnh như Escherichia coli, Staphylococcus aureus, và Helicobacter pylori có thể lây truyền qua đũa, gây nhiễm trùng.
Sử dụng đũa bị vi khuẩn ăn mòn, có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, nôn ói,… nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến ung thư dạ dày do nhiễm Helicobacter pylori. Đũa mốc nặng cũng tạo ra chất "aflatoxin" gây ung thư gan.
Đũa sơn
Loại đũa được sơn phủ kín hoàn toàn chất liệu lõi là một trong những loại đũa đầu tiên bạn không nên mua, và càng không nên sử dụng. |
Loại đũa được sơn phủ kín hoàn toàn chất liệu lõi là một trong những loại đũa đầu tiên bạn không nên mua, và càng không nên sử dụng.
Loại đũa này khi sử dụng một thời gian, chúng sẽ bị bong tróc sơn. Trong quá trình sử dụng, lớp vỏ sơn này không ngừng bong ra, chúng ta ăn uống, vô tình sẽ ăn phải những phần sơn bong này ở mức độ ít nhiều khác nhau.
Đũa nhựa
Đây cũng là loại đũa khá phổ biến, nhiều người sử dụng vì sự tiện lợi và cảm giác sạch sẽ. Tuy nhiên loại đũa này lại không phải là một đồ dùng bạn có thể sử dụng hàng ngày. Đa số món ăn chúng ta ăn đều ở trạng thái nóng, thậm chí là rất nóng, chẳng hạn như khi nấu ăn.
Vì vậy, nhiệt độ cao của thức ăn sẽ làm chất nhựa trong đũa thôi ra đồ ăn, không an toàn.
Đũa inox hình tròn
Loại đũa này trên thực tế cũng rất khó sử dụng, trơn trượt, khó vệ sinh các kẽ, dẫn đến có thể bị nhiễm khuẩn, thiếu an toàn cho sức khỏe. |
Loại đũa này thường là hình tròn, có những vòng tròn rãnh nhỏ ở đầu vào cuối đũa để làm nhám, giúp cho việc giữ thức ăn chặt hơn, không bị rơi trong quá trình gắp. Nhưng loại đũa này trên thực tế cũng rất khó sử dụng, trơn trượt, khó vệ sinh các kẽ, dẫn đến có thể bị nhiễm khuẩn, thiếu an toàn cho sức khỏe.
Hãy cẩn thận với những đôi đũa dùng một lần, đũa công cộng
Vì sự tiện lợi trong ăn uống, chúng ta thường xuyên sử dụng loại đũa ăn một lần hoặc đũa ở nơi công cộng, quán ăn, nhà hàng được găm sẵn ở trong các hộp đũa. Thực tế cho thấy, nhiều người đã bỏ qua những mối nguy hiểm cho sức khỏe khi vô tư sử dụng các loại đũa này mà không xem xét kỹ.
Các chuyên gia cho rằng, đũa tre và đũa gỗ là hai loại không độc hại và thân thiện với môi trường hơn các loại đũa khác. Đây là loại đũa bạn nên ưu tiên sử dụng.
Ngoài những loại đũa nêu trên, chuyên gia khuyên bạn không chọn mua đũa chất liệu sơn mài để ăn uống hàng ngày vì trong chất liệu sản xuất sẽ chứa các kim loại nặng như chì sơn và dung môi hữu cơ như benzen và các chất có thể gây ung thư khác, từ đó có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, đặc biệt là ở nhóm người già, trẻ em.
Nhược điểm của đũa tre, gỗ là dễ bị ẩm mốc, bám bẩn, nhiễm khuẩn có thể gây hại cho sức khỏe nếu bạn không giữ vệ sinh sạch sẽ, khô ráo. Dùng loại đũa này nên chú ý vệ sinh để đảm bảo an toàn khi sử dụng bằng cách khử trùng và thay mới thường xuyên.
Do giá thành rẻ hơn nên bạn có thể thường xuyên thay đổi và mua mới các loại đũa gỗ, đũa tre trong gia đình mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn