Đời sống

Bật điều hòa ban đêm nhấn nút này, vừa tiết kiệm cả triệu tiền điện vừa không hại người

Làm thêm bước này không chỉ giúp bạn ngủ ngon hơn, không lo bị cảm lạnh mà còn tiết kiệm điện năng hiệu quả.

Ra chợ thấy 9 loại rau này đừng tiếc tiền mua: Vừa sạch vừa bổ, chẳng sợ ngậm thuốc / 5 lựa chọn thay thế cà phê giúp tăng cường năng lượng, tỉnh táo cho một ngày năng suất

Thông thường, chúng ta sẽ sử dụng chế độ Cool - làm mát để giảm nhiệt độ phòng, giúp mang lại cảm giác dễ chịu trong những ngày nắng nóng. Ngoài ra, một số người sẽ sử dụng chế độ Dry để giảm độ ẩm và cũng có tác dụng làm mát không khí.

Empty

Ảnh minh họa

Khi sử dụng điều hòa vào ban đêm, có một chế độ mà bạn cần biết. Đó chính là chế độ Sleep. Khi chọn chế độ này, điều hòa sẽ tự điều chỉnh nhiệt độ giúp bạn ngủ ngon giấc hơn, tránh bị quá lạnh vào ban đêm.

Một kỹ sư chuyên về điều hòa và hệt thống thông gió cho biết, chế độ Sleep (chế độ ngủ đêm) là chế độ giúp tiết kiệm điện năng và bảo vệ sức khỏe. Chế độ này giúp điều hòa hoạt động hiệu quả hơn, giúp cân bằng nhiệt độ phòng với nhiệt độ cơ thể, mang lại cảm giác thoải mái, thư thái khi ngủ.

Cơ chế hoạt động của chế độ Sleep là điều hòa sẽ tự tăng nhiệt độ sau một thời gian nhất định. Thông thường, sau 30 phút hoặc 1 tiếng sử dụng, nhiệt độ điều hòa sẽ tăng lên 1 độ so với thiết lập ban đầu. Sau đó, điều hòa sẽ tiếp tục tăng đến 2 độ và duy trì mức nhiệt độ đó. Điều này giúp bạn không bị lạnh nửa đêm (do nhiệt độ môi trường về đêm thường giảm xuống).

Ví dụ, trước khi đi ngủ bạn đặt nhiệt độ điều hòa là 26 độ C) thì sau 30 phút - 1 tiếng, máy sẽ tăng lên 27 độ C. Và khoảng 2 tiếng sau sẽ thăng thêm 2 độ nữa. Như vậy, nhiệt độ trong phòng sẽ không bị chênh lệch quá nhiều với nhiệt độ môi trường bên ngoài.

Ngoài ra, để sử dụng điều hòa tiết kiệm điện và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn có thể tham khảo một số mẹo nhỏ dưới đây.

 

Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa

Nhiều người có thói quen giảm nhiệt độ điều hòa xuống rất sâu, thậm chí để "kịch sàn" ở mức 16 độ C. Tuy nhiên, đây là mức nhiệt quá thấp, không tốt cho cơ thể con người và gây tốn nhiều điện năng.

Empty

Nhiệt độ lý tưởng của điều hòa vừa giúp tối ưu điện năng vừa tốt cho sức khỏe là khoảng 25 độ C. Tùy theo điều kiện môi trường và nhu cầu sử dụng, người dùng có thể linh hoạt điều chỉnh nhiệt độ điều hòa ở dao động trong khoảng 24-28 độ C.

Vào ban đêm, bạn nên để nhiệt độ điều hòa tăng thêm 1-2 độ C so với ban ngày.

Hẹn giờ tắt

 

Ngoài việc sử dụng chế độ Sleep vào ban đêm, bạn có thể dùng tính năng hẹn giờ tắt của điều hòa. Điều hòa thường có chế độ hẹn giờ tự động tắt/bật. Bạn có thể sử dụng chế độ này để lựa chọn thời gian tắt điều hòa, nhất là vào ban đêm. Đây cũng là một cách giúp bạn không bị lạnh về đêm và tiết kiệm điện hiệu quả.

Sử dụng thêm quạt

Để rút ngắn thời gian làm mát của điều hòa, bạn có thể sử dụng thêm quạt điện để phân bổ hơi lạnh từ điều hòa tốt hơn. Khi phòng đã đủ lạnh, bạn có thể tắt quạt.

Không nên bật điều hòa 24/24

Kể cả vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm, bạn cũng không cần phải bật điều hòa cả ngày. Thực tế, sử dụng điều hòa cả ngày sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe vì không khí trong phòng không được lưu thông, tích tụ nhiều khí độc và vi khuẩn, độ ẩm trong phòng cũng bị giảm đi nhiều.

 

Vào những thời điểm không quá nóng trong ngày, bạn hãy tắt điều hòa, mở các cửa để tạo sự lưu thông không khí.

Chống thoát nhiệt qua các khe hở

Khi bật điều hòa, nếu căn phòng có các khe hở thì không thể mát nhanh và khí lạnh cũng dễ thất thoát ra bên ngoài. Điều hòa thế hệ mới vẫn có thể làm mát nhưng với những dòng điều hòa cũ, điều hòa đã sử dụng lâu thì việc phòng có khe hở sẽ khiến máy lạnh phải làm việc liên tục, công suất cao để làm mát phòng, gây tốn điện, hại máy.

Do đó, bạn nên kiểm tra ở cửa sổ, các kẽ hở của cửa ra vào xem có bị thoát khí lạnh ra ngoài hay không.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm