Bất ngờ với công dụng tuyệt vời của lá tía tô
Da sần sùi, đốm đen chi chít cũng trắng mịn hồng hào nhờ dùng lá tía tô theo cách này / Trồng cây tía tô không chỉ để muỗi ‘cút xéo’ khỏi nhà mà còn là cây thuốc cực quý
Tía tô có nhiều tác dụng tốt |
Toàn thân cây tía tô đều có thể dùng làm thuốc. Lá tía tô chữa hắt hơi sổ mũi, giảm ho hoặc nấu với các loại lá thơm khác để xông chữa cảm mạo. Lá non được dùng nấu cháo giải cảm, giúp tiêu hóa; hạt dùng làm thuốc hạ khí trị ho suyễn; cành dùng làm thuốc an thai.
Do đó, tía tô không chỉ là một vị thuốc dân gian mà còn là một vị thuốc thảo dược của đông y, có vị cay, tính ấm vào 3 kinh phế - tâm - tỳ. Thuộc loại thuốc giải biểu chuyên làm ra mồ hôi, bệnh nào do phong hàn gây nên dùng tía tô sẽ giúp thoát mồ hôi, hạ sốt.
Trong lá tía tô chứa 0,3%-1,3% lượng tinh dầu theo chất khô. Loại tinh dầu này chứa thành phần chủ yếu là perilla aldehyde, phenylpropanoid và β-caryophyllene có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm.
Ngoài ra, nó còn có tác dụng khử mùi tanh hải sản, giải độc cua cá. Ngoài lá, hạt tía tô có đến 40% là dầu béo, có thể làm dầu ăn và làm thành một thứ thuốc. Hương vị của tía tô được đánh giá là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và bạc hà sát khuẩn.
Đặc biệt là dùng lá tía tô chữa bệnh gout được ưa chuộng không chỉ vì rẻ, dễ kiếm mà tác dụng lại nhanh nên người bệnh dễ kiểm chứng hiệu quả mang lại.
Theo PGS. TS. Trần Công Khánh, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền, cho biết trong đông y, hương vị của tía tô được đánh giá là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và bạc hà sát khuẩn. Chính vì vậy, tía tô được y học cổ truyền xếp vào loại giải biểu, thuộc nhóm phát tán phong hàn, chữa bệnh bằng cách cho ra mồ hôi, giải cảm, khỏi sốt. Khi cộng với hành (một thứ gia vị cũng kích thích tăng tiết dịch vị) thì cháo hành - tía tô sẽ có tác dụng giải cảm cho những người bị cảm.
Ngoài ra, lá tía tô non khi vò ra đem sát vào các mụn cơm vài lần thì mụn cơm sẽ bay mất. Khi các mụn cơm chính bay, mụn cơm nhỏ cũng sẽ tự mất đi.
Theo PGS. TS. Trần Công Khánh, ngoài tác dụng của lá tía tô, hạt tía tô (gọi là tô tử) có đên 40% là dầu béo. Dầu được ép từ hạt tía tô cũng có thể làm dầu ăn và làm thành một thứ thuốc.
Các bài thuốc từ tía tô:
- Chữa mẩn ngứa, làm đẹp da: Vò nát lá tía tô vào nước tắm, bã lá tía tô có thể đắp vào vùng da bị ngứa.
- Chữa cảm ho: Lá tía tô tươi 150g, 3 củ hành tươi thái nhỏ cho vào cháo nóng, ăn lúc còn nóng.
- Chữa cảm lạnh: Một nắm lá tía tô nấu với nước uống hoặc dùng lá tía tô với kinh giới, hương nhu, lá xả, lá tre nấu với nước để xông.
- Chữa cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi: Hạt tía tô 120g, vỏ quýt 8g, cam thảo nam 10g, gừng tươi 3 lát sắc với nước uống nóng 1 lần 1 ngày.
- Chữa đau bụng, đầy chướng: Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần.
- Chữa các chứng chảy máu do ho, nôn, tiêu chảy: Lấy nhiều lá tía tô cho vào nồi đun gạn bỏ bã, cô đặc thành cao. Lấy một ít đậu đỏ rang vàng, tán nhỏ trộn với cao trên rồi viên thành từng hạt nhỏ để uống, mỗi lần 50 viên. Thuốc này sẽ hạn chế được phần nào sự chảy máu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Người xưa dạy cách nhìn người: “Ngựa nhìn bốn vó, người nhìn bốn tướng” là “bốn tướng” nào?
Tết Nguyên đán 2025: 6 cây cảnh 'toả mùi giàu sang', người có tiền thích chưng trong nhà để chiêu may, gọi lộc