Đời sống

Bí ẩn thanh kiếm gấp khúc trong mộ lính La Mã 1.600 năm trước

Các nhà khảo cổ học ở Hy Lạp đã phát hiện một thanh kiếm sắt 1.600 năm tuổi trong một nghi lễ "giết người" trước khi được chôn trong mộ của một người lính từng phục vụ trong quân đội đế quốc La Mã.

Phát hiện cửa hàng bán thức ăn đường phố thời La Mã cổ đại / Hoàng đế La Mã và sở thích mở kỹ viện trong cung điện rồi tự mình tiếp khách

Thanh kiếm gấp khúc này được chôn cất cùng trong ngôi mộ của người lính thời La Mã cổ đại.

Thanh kiếm gấp khúc này được chôn cất cùng trong ngôi mộ của người lính thời La Mã cổ đại.

Maniotis, nhà nghiên cứu tại Khoa Khảo cổ Byzantine, Đại học Aristotle của Thessaloniki ở Hy Lạp cho biết, việc phát hiện ra thanh kiếm gấp khúc rất đáng kinh ngạc vì người lính vốn được chôn cất trong một nhà thờ, nhưng thanh kiếm gấp lại là một phần của nghi lễ ngoại giáo.

Xác người lính được phát hiện tại một vương cung thánh đường cổ xưa có niên đại từ thế kỷ thứ năm. Vương cung thánh đường được phát hiện vào năm 2010, trong quá trình khai quật trước khi xây dựng một đường ray tàu điện ngầm, khiến các nhà nghiên cứu gọi công trình cổ kính là Vương cung thánh đường Sintrivani, theo tên ga tàu điện ngầm Sintrivani. Nhà ga nằm ở thành phố Thessaloniki, miền bắc Hy Lạp, là một đô thị quan trọng trong thời La Mã.

Những thanh kiếm gấp khúc thường được khai quật ở các địa điểm ở Bắc Âu. Phong tục này cũng đã được tìm thấy ở Hy Lạp cổ đại và nhiều năm sau đó bởi người Viking, nhưng có vẻ như người La Mã đã không thực hành nó, huống chi là khi tôn giáo mới, Cơ đốc giáo, thống trị, do thực tế rằng nghi lễ này được dành cho người ngoại giáo.

Maniotis cho biết: "Thông thường, những loại kiếm này được sử dụng bởi lực lượng kỵ binh phụ trợ của quân đội La Mã.Vì vậy, chúng tôi có thể nói rằng người đã khuất, cũng tính đến tầm quan trọng của địa điểm chôn cất, là một sĩ quan cấp cao của quân đội La Mã."

Mặc dù người lính này, người có khả năng là một lính đánh thuê, có thể đã chấp nhận lối sống của người La Mã và Cơ đốc giáo, nhưng anh ta đã không từ bỏ nguồn gốc của mình, Maniotis cho biết thêm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm