Bi kịch ly hôn nhưng vẫn… chung nhà
Cuối tuần, chồng ân cần nấu bữa sáng cho vợ con, song cô vợ lại hạ quyết tâm ly hôn chỉ vì một câu hỏi hồn nhiên của nhân vật đặc biệt / Chồng 46 tuổi xây biệt thự cho nhân tình 60 tuổi, vợ trẻ đưa ra yêu cầu anh lập tức “quay xe”
Nỗi khổ lấy… nhầm chồng
Chị kể bi kịch cuộc đời chị là lấy nhầm chồng. Cái sự nhầm lẫn ấy xuất phát từ lúc họ quen biết nhau rồi yêu và cưới nhau. Quê chị ở Nam Định, học xong cấp 3 được chị họ dẫn ra Hà Nội làm nhân viên bán hàng quần áo. Bấy giờ, cửa hàng quần áo nơi chị làm việc liền kề với một cửa hàng kem. Thỉnh thoảng, chị cùng bạn bè sang đó mua kem ăn. Bà chủ cửa hàng thấy chị ngoan ngoãn thật thà, liền hỏi có nhu cầu làm thêm ca đêm không thì bà tạo điều kiện cho để kiếm thêm thu nhập. Thời điểm đó, gia đình chị khó khăn, bố chị bị bệnh cần tiền chữa trị dài ngày, gánh nặng kinh tế dồn lên vai mẹ, nên chị đồng ý. Vậy là ban ngày đi bán quần áo, ban đêm đi bán kem, chị cũng kiếm được món tiền kha khá phụ bố mẹ ở quê.
Bà chủ cửa hàng hài lòng về sự chăm chỉ làm việc của chị, dần dần xem như con cháu trong nhà. Nhà có việc gì cũng gọi đến ăn uống cho vui. Sau này chị mới biết đó là cách mà bà tạo điều kiện để chị tiếp xúc với đứa con trai thứ hai của mình. Bà ngầm mong muốn chị trở thành con dâu của mình. Qua lời kể của bà thì cậu con trai thứ hai hiện đang làm ở một công ty phần mềm máy tính, yêu đương nhiều nhưng bà chẳng ưng ai trong số những cô bạn gái mà con trai dẫn về. Nguyên nhân là không ai phù hợp với nếp sống nhà bà, riêng chị, bà thấy “đúng tiêu chuẩn” nên cố tình vun vén.
Từ sự “đẩy thuyền” của bà, anh chị đến với nhau. Những ngày yêu nhau, qua lời “mẹ chồng tương lai”, chị tin tưởng anh là người đàn ông tốt, hiếu thảo với bố mẹ. Thế nhưng khi cưới nhau về, chị mới biết là mình đã lấy… nhầm chồng. Hóa ra, những đức tính tốt của anh mà mẹ chồng từng nói với chị trước đây chỉ là sự “tô vẽ” của bà mà thôi. Sự thật, anh là cậu con trai “phá gia chi tử”, từng báo nợ cho bố mẹ không biết bao nhiêu lần. Bố anh vì quẫn trí với đứa con trai phá của nên sinh bệnh mà mất. Cả nhà đều nghĩ, sau cái chết của bố thì anh sẽ thay đổi, tu chí làm ăn, đỡ đần mẹ, nhưng anh vẫn chứng nào tật nấy. Mẹ anh liền nghĩ cách cưới vợ cho con trai, biết đâu nó “nghe vợ” mà tu chí làm ăn, trở thành người chồng, người cha tốt.
Ảnh minh họa
Theo lời chị chồng thì công việc mà anh đang làm cũng chỉ là làm cho có, bởi anh chẳng có trình độ, lại không có chí cầu tiến trong công việc. May nhờ có sự nâng đỡ của anh rể là giám đốc công ty nên mới có được công việc ấy để làm vỏ bọc nhằm lấy vợ cho dễ.
Cưới nhau hơn 1 năm, chồng chị bỏ việc, ở nhà phụ bố mẹ trông cửa hàng kem. Nói là phụ nhưng làm thì ít mà bỏ đi chơi thì nhiều, mẹ và vợ nói thế nào cũng chẳng tu chí làm ăn. Chị mang thai rồi sinh con, ngỡ khi được làm cha thì anh thay tính nổi nết. Nhưng không, anh vẫn sống như một “đứa trẻ lớn xác”, chẳng biết thương vợ con. Chị quần quật với công việc nhà, trông nom con cái và cùng mẹ chồng quản lý cửa hàng kem. Đó là nguồn thu nhập duy nhất của gia đình nên hai người phụ nữ một già, một trẻ quần quật làm cả ngày lẫn đêm. Chồng chị như khách trọ, thời gian lêu lổng ở ngoài nhiều hơn ở nhà.
Khi đứa con đầu chưa được một tuổi thì chị vỡ kế hoạch, sinh thêm đứa thứ hai. Thêm con là thêm khó khăn nhưng chồng vẫn chẳng đỡ đần được tý nào, may có bà mẹ chồng yêu thương con dâu, anh chị chồng cũng giúp đỡ phần nào nên cuộc sống của mẹ con chị đỡ hơn.
Vì con còn nhỏ, chị cố gắng chịu đựng cuộc sống bên người chồng vô trách nhiệm, nhưng điều đó chỉ khiến cho sự tồi tệ của anh ngày càng tăng thêm. Cực chẳng đã, chị nghĩ đến chuyện ly hôn để mong chồng thay đổi.
Vì con, ly hôn rồi vẫn chung nhà, chung mâm
Chị kể, ngày tòa án gọi vợ chồng ra làm thủ tục ly hôn, mẹ chồng chị đổ bệnh. Bà đau lòng bảo, nếu ly hôn thì bọn trẻ con phải làm thế nào khi bà không sống được bao lâu nữa? Một đứa theo mẹ, đứa còn lại sẽ lớn lên ra sao với ông bố vô trách nhiệm như con trai bà? Chị nói, cũng vì con nên đưa chuyện ly hôn ra để “ép” chồng thay đổi. Nếu không thì suốt cuộc đời này vẫn mãi chỉ là người chồng, người cha vô trách nhiệm. Chị mong mẹ chồng ủng hộ “giải pháp” của mình.
Mẹ chồng chị cực chẳng đã, thôi thì cứ để chị ly hôn, nhưng vẫn ở lại nhà như trước, đợi sau này hai đứa trẻ lớn thêm chút nữa, chị vững vàng kinh tế có thể nuôi được cả hai đứa con thì đường ai nấy đi cũng được. Chồng chị đồng ý, bởi điều đó có lợi cho anh ta lẫn đứa con mà anh có trách nhiệm nuôi dưỡng khi ly hôn. Phần chị, vì thương con đành thuận theo cách sống này và hy vọng khi ly hôn rồi chồng sẽ thay đổi, và gia đình sẽ hàn gắn lại.
Ảnh minh họa
Vậy là trên pháp lý, họ ly hôn nhưng thực tế vẫn sống chung như trước đây. Chị tiếp tục cùng mẹ chồng làm việc ở cửa hàng kem, rồi về chăm sóc con cái, cơm nước hàng ngày. Anh ra ngoài làm việc, thỉnh thoảng về ăn cơm cùng chị và các con như trước đây. Cuộc sống sau ly hôn của chị khác với trước đây ở chỗ là không còn ngủ chung giường với anh, còn lại nếp sống cũ vẫn chẳng có gì thay đổi. Cuộc sống vất vả cộng thêm nỗi buồn về cậu con trai không thay đổi, mẹ anh đổ bệnh. Trước đây, việc chăm sóc bà trút lên hết cho chị, nhưng từ ngày chị quyết định ly hôn, vợ chồng con gái bà phải đảm nhiệm việc đó. Họ đón mẹ về sống cùng để tiện chăm sóc, mặc anh chị tự xoay xở với cuộc sống “đồng sàng dị mộng” ấy.
Từ ngày mẹ sang ở cùng vợ chồng chị gái, anh cũng mất luôn nguồn trợ cấp từ mẹ, chẳng thể dựa dẫm chị như trước đây. Điều đó, buộc anh phải thay đổi, sớm hôm ra cửa hàng kem làm việc với chị để có nguồn tiền chi tiêu cá nhân. Anh chăm chỉ hơn trước, có trách nhiệm hơn với hai đứa con, biết phụ chị chăm sóc chúng mỗi khi đau ốm. Chị mừng vì sự thay đổi đó của anh, hy vọng hạnh phúc sẽ quay lại. Vì thế, chị cũng xóa dần khoảng cách ly hôn giữa hai người. Những bữa cơm gia đình đầy đủ bố mẹ, con cái trong gia đình họ nhiều hơn trước. Chị cũng để anh tham gia quản lý thu nhập ở cửa hàng kem. Thậm chí, đêm đêm, khi anh gõ cửa phòng chị đòi ngủ chung, chị không còn từ chối. Họ gần như quay lại cuộc sống vợ chồng trước đây, “quên” mất đã từng ly hôn. Chị tin tưởng “chồng”, giao chuyện quản lý kinh tế ở cửa hàng cho anh, để khích lệ anh phát triển hơn nữa.
- Tôi cứ ngỡ cuộc sống của mình đã thay đổi, tìm lại được hạnh phúc gia đình. Thế nhưng tất cả mọi thứ lại một lần nữa rơi vào địa ngục. “Chồng” tôi còn tác tệ hơn trước. Anh ta có người đàn bà khác và đưa hẳn cô ta về sống chung nhà với tôi – chị nghẹn lời ở phòng tư vấn.
Chị kể, cách đây mấy tháng, anh thay đổi nếp sinh hoạt, ra ngoài nhiều hơn, thu nhập ở cửa hàng kem cũng bị anh ta đem đi tiêu xài hết. Chị tìm hiểu mới biết anh ta cặp kè với một phụ nữ bên ngoài. Khi chị tìm đến “ba mặt một lời” cho rõ thì anh ta bảo họ đã ly hôn rồi, bây giờ anh ta thích yêu ai, lấy ai cũng được. Chị chẳng có quyền gì can thiệp vào cuộc sống riêng của anh ta cả. Sau đó, anh ta về nhà phân chia không gian sống, mẹ con chị ở tầng 1 và tầng 2, anh ta và người phụ nữ đó ở tầng 3 và tầng 4. Bây giờ, mẹ anh còn sống, ngôi nhà đó còn do bà đứng quyền sở hữu nên anh không có quyền bán, cũng chẳng có quyền đuổi mẹ con chị đi. Vì bà tuyên bố mẹ con chị có quyền sống ở đó cho đến khi bà mất.
Cuộc sống của chị bỗng dưng mất phương hướng, mấy năm nay, dù mang tiếng ly hôn nhưng do vẫn sống chung, ăn chung, ngủ chung tiền bạc chị cũng cho anh quản lý chung. Thậm chí hơn 1 năm nay, chị còn để anh toàn quyền quản lý kinh tế. Khi có đủ “tiềm lực” trong tay, chồng chị lại thay lòng đổi dạ. Chỉ có điều, bây giờ, chị không có “mẹ chồng” hậu thuẫn như trước, nguồn kinh tế cũng bị chồng chị đoạt mất, nếu ra đi trong thời điểm này, chị hoàn toàn trắng tay.
Sai lầm của những phụ nữ sống “vì con” như chị không hiếm trong cuộc sống hiện đại. Không muốn con cái bị tổn thương khi bố mẹ ly hôn, một số cặp vợ chồng chấp nhận tiếp tục chung sống dưới một mái nhà. Một số cặp đôi phân định rõ ràng sống chung nhưng tình riêng, ai có thế giới của người đó. Nhưng cũng có một số cặp đôi vẫn nhập nhằng “tình chung” theo kiểu thuận hòa thì tiếp tục sống tiếp, bất hạnh thì đường ai nấy đi, dù gì trên phương diện pháp lý họ cũng đã ly hôn. Tuy nhiên, sự nhập nhằng “tình chung” ấy lại khiến những người phụ nữ rơi vào “bi kịch kép”. Họ bị thua thiệt về tài sản lẫn tình cảm vì kiểu chung sống bên lề sau ly hôn mà không có sợi dây pháp lý nào bảo vệ.
- Video nhờ đồng nghiệp chở đi khám thai, tôi chết lặng khi thấy hành động của chồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công dụng của muỗi trên trái đất là gì? Hậu quả sẽ ra sao nếu tất cả muỗi đều bị tiêu diệt?
'Lỗ tròn nhỏ' ở cuối chiếc bấm móng tay ẩn chứa một chức năng, thật tiếc nếu không sử dụng
Dù đắt đến mấy cũng nên mua '6 loại rau' này, dư lượng thuốc trừ sâu về cơ bản gần như bằng 0
Tử vi tuổi Hợi tháng 11/2024: Khai phá tiềm năng và đối mặt thách thức
Tử vi tuổi Tuất tháng 11/2024: Thử thách chồng chất, cần bản lĩnh vững vàng
Tử vi tuổi Dậu tháng 11/2024: Thách thức đan xen cơ hội, hãy vững vàng và tích cực