Đời sống

Bí quyết chọn sản phẩm tẩy rửa cho ngôi nhà

Bạn hãy lưu ý những điều dưới đây khi lựa chọn chất tẩy rửa để an toàn cho sức khoẻ.

Lưu ý khi chọn mua và sử dụng máy hút ẩm / Hướng dẫn chọn dưa chuột ngon, không bị đắng qua quan sát hình dáng, kích thước, màu sắc

Tránh xa sản phẩm có hóa chất độc hại

Bí quyết chọn sản phẩm tẩy rửa cho ngôi nhà

Tránh xa sản phẩm có hóa chất độc hại. Nguồn ảnh: Internet

Nhóm công tác môi trường (Environmental Working Group – EWG) đã kiểm tra dữ liệu an toàn của hơn 1.000 thành phần được sử dụng trong các sản phẩm tẩy rửa gia dụng. Họ phát hiện ra rằng hơn 50% số sản phẩm này chứa các thành phần gây hại cho phổi. Trong đó, 25% sản phẩm có các thành phần có thể kích hoạt hen suyễn, ngay cả ở những người khỏe mạnh.

Dưới đây là một số hóa chất nguy hiểm nhất hiện đang được sử dụng trong các sản phẩm tẩy rửa nhà cửa mà bạn nên tránh xa khi thấy trên nhãn hàng:

1,4-Dioxane: Thành phần này bị nghi là chất gây ung thư được tìm thấy trong nhiều chất tẩy rửa phổ biến.

Hợp chất Quats (Quaternary Ammonium Compounds): Quats được biết là tác nhân gây hen suyễn thường được tìm thấy trong chất tẩy rửa dạng xịt và chất làm mềm vải.

Thuốc tẩy clo (Chlorine Bleach): Thuốc tẩy có thể chứa clo và chloroform là những thành phần có thể liên quan đến các vấn đề hô hấp, thần kinh và ung thư. Ngoài ra, thuốc tẩy còn có khả năng phản ứng cao và có thể tạo thành các loại khí nguy hiểm khác khi tiếp xúc với amoniac hoặc axit như giấm.

 

Formaldehyde: Thành phần làm chất bảo quản này được biết đến là một chất gây ung thư.

Perchloroetylene (PERC): Hóa chất được tìm thấy trong các chất tẩy rửa tại chỗ, các sản phẩm giặt khô tại nhà. Đây là một chất hóa học có thể gây ung thư và gây hại thần kinh.

Amoniac (Ammonia): Đây là một chất kích thích gây ảnh hưởng đến hô hấp và da.

Chất kháng khuẩn (Antibacterials): FDA đã cấm triclosan và 18 hợp chất chống vi khuẩn khác từ xà phòng vào năm 2016. Tuy nhiên, thành phần hóa chất kháng khuẩn này vẫn có thể được tìm thấy trong sản phẩm tẩy rửa. Những hóa chất bị cấm này có liên quan đến tình trạng gián đoạn nội tiết tố và kháng thuốc kháng sinh.

2-Butoxyethanol (2-BE, BCEE hoặc Butyl Cellosolve): Đây là các hóa chất được tìm thấy trong chất tẩy vết bẩn quần áo, chất tẩy rửa lò nướng và chất tẩy nhờn. 2-BE là chất gây kích ứng da và mắt nằm trong danh sách các chất độc hại trong Đạo luật Bảo vệ Môi trường Canada.

 

Diethylene Glycol Monomethyl Ether (DEGME hoặc Methoxydiglycol): Thành phần này là một dung môi được sử dụng trong một số chất tẩy nhờn và chất tẩy rửa nặng. Đây là thành phần bị cấm sử dụng trong sản phẩm tẩy rửa ở EU (Liên minh châu Âu). Hợp chất này có liên quan đến nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe sinh sản.

Volatile Organic Compounds (VOC): Hóa chất này được sử dụng rộng rãi làm hương liệu nhân tạo trong các sản phẩm chăm sóc nhà cửa như sản phẩm làm sạch, khử trùng, mỹ phẩm, tẩy dầu mỡ… VOC có khả năng gây triệu chứng kích ứng mắt, mũi và họng, nhức đầu, buồn nôn, mất kiểm soát cơ thể. VOC còn có thể gây tổn thương gan, thận, hệ thần kinh trung ương hay thậm chí là nguy cơ ung thư.

Mùi hương của sản phẩm tẩy rửa có thể chứa hàng trăm hợp chất hóa học khác nhau, bao gồm phthalates (một chất gây rối loạn nội tiết). Những hóa chất tạo mùi hương cũng có thể kích hoạt hen suyễn và dị ứng. Ngoài ra, nhiều sản phẩm làm sạch thông thường còn có thể gây bỏng hoặc kích ứng da và mắt.

Nói không với hóa chất tẩy rửa giá rẻ

Thị trường cung cấp các loại chất tẩy rửa vô cùng đa dạng về chủng loại, nhãn hiệu. Bên cạnh các thương hiệu đã quen mặt, không thiếu các loại hóa chất giá rẻ. Bạn chỉ cần bỏ ra vài chục nghìn là có thể mua được cả chai 1,5 lít. Số hóa chất tẩy rửa đủ để bạn sử dụng cả năm trời. Nhưng đây liệu có phải là lựa chọn an toàn? Đặc điểm của các loại chất tẩy rửa giá rẻ này là không rõ các thông tin xuất xứ, nhãn mác. Đặc biệt thiếu thông tin cụ thể về thành phần hóa học có trong sản phẩm. Các loại hóa chất này thường không đem lại hiệu quả tẩy rửa như mong muốn. Chúng còn có thể làm hỏng, hư hại các thiết bị đồ dùng của bạn. Và đặc biệt, các chất độc hại có thể tàn phá sức khỏe của bạn một cách âm thầm.

 

Xác định khu vực và sản phẩm tẩy rửa phù hợp

Trước hết, bạn cần xác định rõ khu vực hay vật dụng bạn cần làm sạch là gì. Mỗi khu vực hay vật dụng đều có thể phân loại, sử dụng các sản phẩm tẩy rửa chuyên dụng. Bạn không nên nhầm lẫn hoặc sử dụng chung một loại. Điều này có thể làm ảnh hưởng tới bề mặt hay vật dụng trong gia đình và khiến vật dụng giảm tuổi thọ nhanh chóng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm