Bí quyết giúp trẻ không bị các bệnh “hỏi thăm” trong dịp Tết
Mẹo hay giúp tận dụng các gói hút ẩm / Hàng xóm mới hỏi sinh được mấy đứa con, câu trả lời của cô vợ khiến chồng uất ức nhưng sau đó lại phải hổ thẹn tột cùng
Theo các chuyên gia, ở trẻ em, các bệnh thường gặp vào dịp Tết gồm bệnh cảm cúm, viêm đường hô hấp, viêm phế quản, tay chân miệng, trong đó, đáng chú ý là các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
BS Trần Văn Đào, Khoa Nhi (Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng) cho biết, rối loạn tiêu hóa là một trong những bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ trong dịp Tết Nguyên đán. Nguyên nhân là do thói quen sinh hoạt thất thường và do thức ăn cho trẻ chưa đảm bảo an toàn.
“Những ngày Tết, trẻ thường ham vui nên quên ăn, dẫn đến tình trạng trẻ bỏ bữa hoặc ăn uống thất thường, không đủ chất dinh dưỡng làm đảo lộn đồng hồ sinh học của hệ tiêu hóa ở trẻ. Mặt khác, để chuẩn bị cho những ngày nghỉ Tết, nhiều bố mẹ thường có thói quen “chất” đầy thực phẩm trong tủ lạnh để dùng dần. Điều này dẫn tới nguy cơ thực phẩm tươi sống có thể bị nhiễm khuẩn trong khi bảo quản.
Hơn nữa, việc đồ ăn từ bữa này lưu cữu sang bữa khác cũng thường diễn ra trong những ngày Tết. Nếu không được xử lý đúng cách, những loại đồ ăn này có thể gây hại đến hệ tiêu hóa của trẻ”, BS Trần Văn Đào phân tích.
Theo đó, ở mức độ nhẹ, trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện tiêu chảy hoặc táo bón.Tiêu chảy cấp thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Triệu chứng của bệnh là trẻ đại tiện ra phân lỏng nhiều lần trong ngày, có thể kèm nôn, sốt cao. Bên cạnh đó, nếu cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt, nhiều thịt và uống nhiều các loại nước ngọt có gas thì nguy cơ bị táo bón rất cao, gây cho trẻ cảm giác khó chịu và giảm cảm giác ngon miệng trong các bữa ăn.
Theo ThS.BS Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Khám và tư vấn dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), chúng ta, nhất là đối với trẻ nhỏ luôn phải có một chế độ dinh dưỡng tốt để có thể ngăn ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, vào các dịp nghỉ lễ đặc biệt là Tết Nguyên đán, việc ăn uống quá mức đi kèm với việc tích trữ thực phẩm không đảm bảo vệ sinh rất dễ dẫn đến tình trạng trẻ bị ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết.
BS Lê Thị Hải cho biết, đối với trẻ em, sau dịp Tết thường thấy có hai tình trạng xảy ra: Một là nhiều cháu rơi vào tình trạng ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ xào rán khiến tăng cân vù vù dẫn đến béo phì. Trường hợp còn lại là do bố mẹ quá bận rộn, không có thời gian chăm sóc con nên trong dịp Tết, các cháu thường ăn uống thiếu khoa học, dẫn tới việc bị rối loạn tiêu hóa, bị sụt cân, suy dinh dưỡng.
Vì vậy, BS Hải khuyến cáo, bố mẹ có con nhỏ cần lưu ý vào dịp Tết là nên cố gắng giữ cho nhịp độ sinh hoạt của trẻ đều đặn, tránh tình trạng “no dồn đói góp” gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
Để phòng các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa của trẻ, bố mẹ nên chuẩn bị một số thuốc sẵn sàng trong tủ thuốc gia đình như vài gói Oresol dùng để bù nước trong trường hợp nôn, tiêu chảy. Khi thấy trẻ có những biểu hiện như chán ăn, bỏ bú, đau bụng, mất nước, sốt cao… sau 2 ngày vẫn chưa khỏi thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được dùng thuốc một cách tùy tiện gây hại đến trẻ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh