Đời sống

Biết chịu thiệt là cách tạo phúc báo 7 đời 7 kiếp

Người bình thường luôn cảm thấy bất mãn, khó chịu khi chịu thiệt nhưng Phật lại dạy rằng biết chịu thiệt chính là cách tạo phúc báo.

Cái kết buồn của chuyện tình cô gái "bán hoa" và chàng trông xe / Khó qua ải chị chồng

Không cần phải tự cho mình thông minh

Bởi vì không có người thích người khác thông minh tuyệt đỉnh, và đặc biệt lại ghét người tự cho mình thông minh.

Cho nên cần có thái độ khiên tốn một cách thận trọng, dám tự mình thừa nhận mãi vẫn là người ngốc trước đấng tạo hóa thì sẽ tạo phúc.

Không cần khoe khoang giàu có

Bởi vì không có người thích người khoe khoang của cải giàu có, “vi phú bất nhân” (có nghĩa rằng: làm điều có nhân nghĩa thì không được giàu, còn làm những chuyện bất nhân thì lại được giàu có) là quan niệm truyền thống của người Trung Quốc, trên cơ bản cũng phù hợp với sự thực, đặc biệt là giai đoạn hiện nay.

Ảnh minh họa.

Từ ngàn xưa đến nay, trong và ngoài quốc gia, làm giàu hoàn toàn thông qua cách thức hợp pháp là rất ít. Cũng đừng làm một người giàu có mà phải vắt hết óc suy nghĩ, nếu không thì bạn cả đời không được yên ổn. “Tiểu phú tức an, an bần lạc đạo, y thực vô ưu” (của ít thì yên ổn, nghèo mà an lạc trong đạo, áo cơm không phải lo lắng ưu tư) vậy là đủ.

Nếu như có người vì sự giàu có của bạn, mà thân cận ngưỡng mộ bạn, vậy thì đại họa đang rình rập bạn cũng cách chẳng bao xa. Và “manh mục phàn bỉ, tự tác tự thụ” (mù quáng ganh đua, bụng làm dạ chịu).

Thà rằng mang tiếng thua, cũng không cần chỉ thắng không thua

Đặt biệt là trên những tranh luận vô vị và không cần thiết. Bởi vì đại đa số người chỉ muốn được thắng, không đành lòng chịu thua. Tốt nhất là cả hai bên đều cùng thắng. Vô luận trong nước hay ngoài nước, quốc nội, quốc tế, con người trên thế gian, đôi bên cùng thắng là cách lựa chọn tốt đẹp nhất.

Thà được khỏe mạnh, còn hơn được công danh lợi lộc

Thà được khỏe mạnh, một khi gặp nguy hiểm bất trắc đến, vẫn còn giữ được tấm thân. Bởi đơn giản, khỏe mạnh là vốn liếng quan trọng nhất của cuộc đời con người.

 

a12acade2b

Thà rằng vất vả, cũng chớ đừng ham muốn hưởng lạc

Ham muốn hưởng lạc là dễ dàng tiêu hao mài mòn ý chí và ăn mòn tinh thần nhất. Lao động vất vả cực khổ thích đáng có khả năng mài luyện ý chí và rèn luyện thân thể.

Thà rằng chịu thiệt, cũng không cần chiếm chút tiện nghi nhỏ

Bởi vì đại đa số người thích chiếm chút tiện nghi nhỏ mà không chịu nổi thiệt. Bạn cần tin rằng “chịu thiệt là phúc”. Đương nhiên cần đề phòng, phòng ngừa với kẻ lừa đảo. Trên một phần vạn cực nhỏ nếu có đang phải chịu lừa đảo, bạn cũng không cần phải canh cánh lo nghĩ.

Hãy tin tưởng vào đấng tạo hóa của quy luật tự nhiên và quy luật xã hội nhất định sẽ trừng phạt họ thôi, không cần phải dùng tới bạn đi trừng phạt họ.

“Chịu thiệt” là phúc

Trước đây, có một vị thượng thư tên là Lâm Thoái Trai, ông ta phúc đức rất nhiều, con cháu đủ đầy, cuộc sống vô cùng sung túc.Lúc ông lâm chung, con cháu quỳ gối trước mặt ông xin thỉnh cầu lời giáo huấn. Lâm Thoái Trai nói:“Ta không có lời nào khác, chỉ khuyên bảo các con hãy học ‘chịu thiệt’, chỉ cần học ‘chịu thiệt’ là được rồi.”

 

Xưa nay, những người chỉ bởi vì không thể “chịu thiệt” mà gặp phải tai họa không phải là ít, nhưng cũng có rất nhiều anh hùng vì có thể chịu nhịn nhục, chịu thiệt mà làm nên đại sự.

Nổi danh nhất chính là Hàn Tín chịu nhục chui háng, có thể nói đó là “chịu thiệt” đến mức cực điểm. Bởi vậy sau này Hàn Tín được đăng đàn bái tướng, được Lưu Bang phong làm Tam Tề Vương.

Những người già thường hay khuyên nhủ con cháu “chịu thiệt là phúc”, bởi vì họ biết rõ hết thảy “Phúc, Lộc, Thọ” ở thế gian con người đều là đổi từ đức mà ra, mà “chịu thiệt” lại có thể tích đức.

Hơn nữa, họ cũng thông hiểu rằng, đời người trong họa có phúc, trong phúc có họa, không mất thì không được, được thì phải mất.

Trái lại, nếu như luôn luôn khiến cho người khác phải chịu hại chịu thiệt, như thế thì người này chẳng phải là mất đức rồi sao? Làm nhiều việc xấu còn bị trời trừng phạt, thật sự là cái được không bù nổi cái mất.

 

Bởi vậy mà trong lịch sử từ xưa đến nay có rất nhiều hiền sĩ, quân tử cũng đều lấy “chịu thiệt” để yêu cầu, ước thúc bản thân mình và giáo huấn con cháu.

* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm