Đời sống

Bố chồng bắt chúng tôi gánh nợ 500 triệu sau khi nghe tin em dâu bỏ chồng theo người đàn ông khác

DNVN - Hiện tại, vợ chồng tôi không biết làm thế nào trong trường hợp này.

Chồng bỏ đi khiến tôi nhận ra những giá trị của bản thân bấy lâu bị vùi lấp / 3 giờ sáng nghe tiếng nước chảy không ngừng, tôi lọ mọ đi xem thì ôm mặt khóc nức nở vì hành động của chồng trong nhà tắm

Bốn năm trước, Đức, em trai chồng tôi, gặp phải tai nạn nghiêm trọng với chi phí điều trị lên tới 500 triệu đồng. Để thanh toán viện phí, em dâu đã vay mượn từ cả hai bên nội ngoại. Gia đình họ vốn đã khó khăn, nay lại gặp thêm biến cố, nên anh chị em trong nhà đều cố gắng hỗ trợ hết mình.

Sau khi xuất viện, Đức phải ngồi xe lăn và không thể lao động kiếm tiền. Thu nhập hàng tháng của em dâu chỉ khoảng 7 triệu, đủ để nuôi sống gia đình bốn người, trong khi món nợ 500 triệu vẫn chưa biết khi nào mới trả hết.

Trong quá trình Đức nằm viện, phần lớn số tiền vay mượn là do bố mẹ chồng tôi đứng ra đảm nhận, còn số tiền em dâu vay từ gia đình mình không đáng kể. Nhiều tháng trôi qua mà không thấy em dâu chuyển tiền để trả nợ, bố chồng quyết định gọi hai vợ chồng em ấy ra nói chuyện.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ông lên tiếng:

"Trong lúc các con gặp khó khăn, bố mẹ không có tiền để cho, chỉ có thể đứng ra vay mượn giúp. Hiện tại, chủ nợ đang đòi gắt gao, các con đã có kế hoạch gì để trả nợ chưa?"

Đức im lặng, còn em dâu trả lời:

"Con biết ơn sự giúp đỡ của bố mẹ trong lúc khó khăn. Dù đã tìm mọi cách để kiếm tiền trả nợ, nhưng với thu nhập hiện tại, con e rằng cả đời cũng không trả nổi. Nếu bố mẹ tin tưởng, xin hãy giúp con đi lao động ở nước ngoài, nơi có thu nhập cao hơn, để con có thể trả nợ."

 

Bố chồng đề xuất việc cầm cố sổ đỏ để vay ngân hàng cho em dâu đi xuất khẩu lao động, với hy vọng cô ấy sẽ kiếm đủ tiền trả nợ. Tuy nhiên, vợ chồng tôi phản đối mạnh mẽ. Chồng tôi nêu quan điểm:

"Chúng con đã đầu tư hơn 1 tỷ để xây nhà trên đất của bố mẹ mà chưa tách sổ. Nếu bố mang sổ đỏ đi cầm cố, tức là cả tài sản của chúng con cũng bị đem đi thế chấp. Nếu em dâu không gửi tiền về trả nợ, liệu bố có bán nhà để trả không?"

Bố chồng khẳng định đó là giải pháp duy nhất và nếu chúng tôi có ý kiến khác thì hãy đề xuất. Không thể tranh luận thêm, chúng tôi đành chấp nhận.

Sau khi vay được tiền, bố chồng dùng một phần để trả nợ và phần còn lại giúp em dâu đi xuất khẩu lao động. Trong hai năm đầu, em dâu gửi tiền về đều đặn để trả lãi, gốc và chu cấp cho gia đình. Nhưng đến năm thứ ba, cô ấy thông báo công việc ít đi, thu nhập giảm nên gửi ít tiền hơn. Sang năm thứ tư, tiền gửi về hoàn toàn ngưng trệ. Tin đồn từ phía gia đình em dâu cho biết cô ấy đã có người đàn ông khác.

Bố mẹ chồng phải nhờ đến gia đình thông gia để liên lạc với em dâu. Cô ấy thừa nhận sẽ không trở về và xin lỗi vì đã phụ lòng tin của gia đình chồng trước khi cắt đứt liên lạc.

 

Bà thông gia nói:

"Chúng tôi cũng sốc khi biết con gái mình bỏ chồng con để theo người khác. Nhờ ông bà mà con bé mới có cơ hội đi nước ngoài, vậy mà nó lại phản bội. Chúng tôi xin lỗi vì đã không dạy bảo được con."

Khi bố chồng đề nghị gia đình thông gia trả nợ thay cho vợ chồng em dâu, họ từ chối, cho rằng số tiền vay để em dâu đi nước ngoài đã được thanh toán, còn khoản nợ viện phí của Đức thì gia đình chúng tôi phải tự lo.

Trở về nhà, bố chồng tức giận, trách móc gia đình em dâu và cho biết nếu không trả nợ sớm, lãi suất sẽ càng tăng. Ông đề nghị vợ chồng tôi gánh khoản nợ 500 triệu cho Đức, nhấn mạnh rằng ông bà đã già, Đức lại tàn tật, không thể kiếm tiền. Nếu chúng tôi từ chối, ông sẽ bán nhà để trả nợ và chia tài sản thành ba phần.

Vợ chồng tôi đang đứng trước lựa chọn khó khăn và không biết nên quyết định thế nào. Mong mọi người cho lời khuyên!

 

1
Bảo Ngọc (Tổng hơp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm