Bố mẹ chủ quan khiến trẻ bị táo bón phải cắt đại tràng
Sai lầm của mẹ khiến trẻ bị táo bón nặng / 6 loại trái cây giúp giảm tình trạng táo bón
Bé K (2 tuổi, Hà Nội) có tiền sử chậm phân su sau sinh, được chẩn đoán tắc ruột. Ba tuần sau khi chào đời, trẻ có hiện tượng khó đi ngoài, có lúc phải thụt bằng mật ong mới đi được.
Khi ăn dặm, trẻ ăn nhiều rau, uống sữa chua thì dễ đi ngoài hơn nhưng vẫn thường xuyên táo bón và cần thụt phân. Chị Thanh - mẹ bé K để ý thấy ngày nào con trai cũng đi ngoài nhưng thường phải rặn và ngồi lâu.
Phát hiện thấy bất thường nhưng thỉnh thoảng trẻ vẫn tự đi ngoài được nên chị Thanh hy vọng bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, tình trạng này không thuyên giảm mà trẻ còn liên tục đau bụng, chán ăn, mệt mỏi. Lúc này, chị Thanh mới đưa con đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, sau khi thăm khám, cho cháu chụp phim X-quang khung đại tràng cản quang, bé Khôi được các bác sĩ chẩn đoán phình đại tràng và chỉ định phẫu thuật.
Theo TS.BS Trần Anh Quỳnh, Phó trưởng khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh nhi đã phẫu thuật cắt 27cm đại tràng giãn, trong đó có 7cm đại tràng bị vô hạch thần kinh: “Rất may mắn là gia đình cháu đã vượt qua được trở ngại về tâm lý để bước vào giai đoạn điều trị bệnh cho cháu”.
Hiện tại, 6 tuần sau phẫu thuật và nong hậu môn, trẻ đã tự đi ngoài dễ dàng, ngày 1 lần. Cháu bé tăng 2kg và chất lượng cuộc sống được cải thiện. Các bác sĩ khuyến cáo, các gia đình có trẻ nhỏ cần lưu ý những biểu hiện nhỏ nhất của trẻ để điều trị táo bón sớm.
PGS.TS Phạm Duy Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trong đó có thể do 2 nhóm nguyên nhân. Một là táo bón cơ năng do ăn thiếu chất xơ, uống ít nước, tâm lý sợ đi vệ sinh, dùng thuốc… Hai là táo bón do một bệnh thực thể: suy giáp trạng, tổn thương thần kinh, bệnh phình đại tràng bẩm sinh (Megacolon - phình đại tràng do không có tế bào thần kinh) lạc chỗ hoặc hẹp hậu môn, và bệnh xơ hóa tuyến ngoại tiết…
Các bác sĩ khuyến cáo, các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay khi trẻ có biểu hiện sau: Chậm phân su 24h sau sinh, bụng chướng; Táo bón kéo dài trên một tuần, thay đổi chế độ ăn không có tác dụng; Táo bón ảnh hưởng đến tiêu hóa: kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng kèm theo nôn.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên lưu ý đưa trẻ đi khám khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: đau bụng, chướng bụng, đau nhiều vùng hậu môn khi đi ngoài, trĩ, nứt hậu môn; kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, sụt cân, biếng ăn, sốt, nôn, đi ngoài ra máu...
Trẻ có thể có thêm các triệu chứng như: đau bụng quanh rốn, chướng bụng, chán ăn, mệt mỏi, suy dinh dưỡng, thay đổi hành vi, tính tình. Trẻ khi mắc táo bón thường có một số biểu hiện như: Số lần đại tiện dưới 3 lần/tuần; Khó đi đại tiện hoặc phải rặn nhiều; Đau hậu môn khi đi đại tiện, đôi khi có máu quanh phân do nứt kẽ hậu môn; Phân rắn khô, lổn nhổn. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ