Bộ phận đặc biệt của con lợn có tác dụng bồi bổ lá lách- dạ dày lại vô cùng thơm ngon, hấp dẫn
Cho thứ này vào nước uống buổi tối sống thọ hơn 10 năm tốt hơn dùng thuốc bổ nhân sâm / Buổi tối mắc phải thói quen làm giảm cả 15 năm tuổi thọ, thường xuyên ốm đau bệnh tật quá nhiều người mắc
Giá trị dinh dưỡng của món dạ dày lợn
Theo Đông y Trung Quốc truyền thống, dạ dày lợn có tác dụng điều trị suy nhược, tiêu chảy, đau bụng, khát nước, tần suất đi tiểu nhiều lần, trẻ em bị đầy bụng khó tiêu…
Đông y phân tích, dạ dày lợn có vị ngọt, tính ấm, quy về lá lách và dạ dày, bồi bổ khi bị suy nhược, làm cho dạ dày và lá lách trở nên khỏe mạnh, những người suy nhược thì nên ăn.
Ảnh minh họa
Theo kinh nghiệm của chuyên gia ẩm thực thời nhà Thanh (TQ) Vương Vu Anh, phụ nữ mang thai không đủ khí, hoặc bị giảm sức khỏe trong thời gian ngắn sau khi sinh, là những người rất thích hợp để ăn món dạ dày lợn. Nếu nấy dạ dày lợn với chân giò thì sẽ trở thành một món ăn bổ dưỡng tuyệt vời.
Một số nam giới suy nhược cơ thể, di tinh, xuất tinh sớm, thì có thể nấu món dạ dày lớn với hạt sen (bao gồm cả vỏ lụa) nấu nhừ cùng với hàu, gạo nếp sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt.
Nghiên cứu cho thấy, dạ dày lợn chứa protein, chất béo, carbohydrate, vitamin và canxi, phốt pho, sắt, v.v ... Nó có tác dụng bổ sung sự thiếu hụt khả năng hoạt động của lá lách và dạ dày. Nó phù hợp cho những người có thiếu máu, suy nhược và cơ thể gầy.
Khi mua, nhớ chú ý chọn món dạ dày lợn mới, tươi sống, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Do có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với việc chăm sóc dạ dày, lá lách và tăng cường khí huyết, nên bạn sẽ phải đặt trước hoặc đi mua từ sớm.
Một số món ăn từ dạ dày lợn
Bao tử heo hầm cải chua
Chuẩn bị
1 cái bao tử heo: lộn trái và rửa trực tiếp dưới vòi nước. Sau đó, dùng dao cạo sạch nhầy bên trong ruột. Để loại bỏ sạch, bạn có thể dùng bột mỳ để bóp.
Tiếp tục dùng muối bóp sạch dạ dày trước khi đem chần. Khi dạ dày vừa chuyển sang màu chín, bạn vớt ra ngoài, rửa sạch và chà xát với chanh. Cuối cùng bạn lộn ngược trở lại và rửa sạch lớp nhầy dính ngoài.
250g xương heo: rửa sạch
150g dưa cải muối chua: rửa và bóp lại 2-3 lần với nước cho bớt chua
1 nhánh gừng tươi: gọt vỏ và đập dập
1/2 muỗng cà phê tiêu
1 vài cọng hành lá
1,5 lít nước
Gia vị: muối, hạt nêm, đường
Cách chế biến
Bước 1: Thả gừng vào nồi nước và nấu sôi. Khi nước sôi già, cho dạ dày và xương heo vào nấu với lửa lớn. Sau khoảng 5 phút sôi, vớt xương và dạ dày ra ngoài, rửa sạch với nước.
Bước 2: Nấu một nồi nước khác với ít hạt tiêu và cho xương, dạy dày vào hầm trong khoảng 20 phút.
Bao tử heo hầm nấm
Chuẩn bị
1 cái dạ dày heo: rửa sạch
1/2kg xương heo
250g nấm rơm/ nấm hương: rửa qua nước muối pha loãng và cắt đôi
3 củ hành tím khô: nướng và đập dập
Ít rau mùi
2 muỗng cà phê nước cốt chanh
Gia vị: muối, tiêu và dầu ăn
Cách chế biến
Bước 1: Chần xương heo với nước sôi khoảng 5 phút. Sau đó, vớt ra rửa sạch và cho vào nồi nước khác hầm lấy nước. Trong lúc nước sôi, bạn nhớ vớt sạch bọt để nước được trong hơn.
Bước 2: Chà sạch dạ dày với muối và nước cốt chanh. Sau khi rửa lại nhiều lần với nước, bạn bóp kỹ và để ráo.
Bước 3: Luộc dạ dày qua nước sôi. Khi vừa chín, vớt ra và cho vào ngay thau nước đá để không bị thâm đen mà vẫn giữ độ giòn.
Bước 4: Ướp dạ dày với chút gia vị cho thấm, sau đó nấu chín với khoảng 1,5 lít nước dùng xương vừa hầm.
Bước 5: Khi dạ dày chín, cho nấm rơm và hành tím khô vào nấu cùng. Nêm nếm gia vị khi nấm chín.
Khi dọn món, rắc thêm ít hành ngò lên trên mặt để trang trí cho bắt mắt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sốc với món quà cưới độc đáo từ hội người yêu cũ của chồng: Đám cưới tưởng chừng hạnh phúc bỗng hóa "biến cố" không tưởng!
Bí quyết để cây trầu bà mọc lá xanh mướt: Cho cây uống 2 loại “nước” rẻ tiền mà nhà nào cũng có sẵn
Lời dạy Quỷ Cốc Tử rằng trước khi vận rủi ập đến, con người sẽ gặp 4 điềm báo này, cần nhạy bén để nhận ra và hóa giải nó
Đằng sau việc nhà hàng phục vụ lạc rang trước bữa ăn: Lý do thật sự chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ
Chồng nhất quyết không đồng ý biếu Tết ông bà ngoại 5 triệu, tôi quăng luôn tập tiền, tuyên bố với chồng luôn 1 điều “xanh rờn”
Tục ngữ có câu: “Bước vào tháng mười hai âm lịch, đừng hỏi ai năm điều này', điều cấm kỵ dân gian có chính đáng không?