Đời sống

Bộ phận nào của tôm chứa nhiều canxi nhất, bộ phận nào không nên ăn?

Tôm được xem là một thực phẩm giàu canxi. Tuy nhiên bộ phận nào của tôm chứa nhiều canxi nhất, là vỏ tôm hay là thịt tôm.

Chăm chỉ dùng những thực phẩm quen thuộc này, gan tự thải độc mà cơ thể lại khỏe lên trông thấy / Thực phẩm chống ung thư 'tốt đủ đường' cho quý ông

Tôm là một trong những loại động vật có vỏ được tiêu thụ phổ biến nhất. Nó khá bổ dưỡng và cung cấp một lượng lớn các chất dinh dưỡng nhất định, chẳng hạn như iốt - chất dinh dưỡng không có nhiều trong các loại thực phẩm khác. Iốt là chất cần thiết cho chức năng tuyến giáp và sức khỏe của não. Tôm cũng là giàu axit béo omega-6 và omega-3 cùng các chất chống oxy hóa astaxanthin, có thể có nhiều lợi ích sức khỏe.

Đặc biệt, tôm khá ít calo, chỉ cung cấp 84 calo trong khẩu phần khoảng 85 gram và không chứa bất kỳ loại carbs nào. Khoảng 90% lượng calo trong tôm đến từ protein và phần còn lại đến từ chất béo.

Bộ phận nào của tôm chứa nhiều canxi nhất?

Thịt tôm mới là bộ phận chứa nhiều canxi trong tôm. (Ảnh minh họa)

Thịt tôm mới là bộ phận chứa nhiều canxi trong tôm. (Ảnh minh họa)

Nhiều người cho rằng ăn tôm để bổ sung canxi và phần vỏ tôm có chứa nhiều canxi nhấtnên thườngcố gắng ăn sạch sẽ. Tuy nhiên thực tế vỏ tôm không phải phần chứa nhiều canxi nhất trong tôm. PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách Khoa lý giải vỏ tôm không hề giàu canxi như những lời đồn thổi. Nguồn canxi chính của tôm chủ yếu ở thịt, chân và càng.

“Vỏ tôm chỉ là chất kittin (một dạng polymer) tạo nên vỏ của các loại giáp xác chứ không chứa nhiều canxi, thậm chí chất này khi ăn vào còn khó tiêu hóa”, PGS Thịnh nói.

Những bộ phận nào của tôm không nên ăn?

1. Đầu tôm

 

Đầu tôm là phần chứa chất thải của tôm và dễtích tụ nhiều kim loại nặng như asen. Độc tính của asen thường rất mạnh, nếu ăn nhiều có thể dẫn đến dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Vì vậy, khi mua tôm cần chú ý nếu đầu tôm chuyển màu đen có khả năng nhiễm kim loại, các chất độc hại, ký sinh trùng.Chế biến sạch sẽ tôm to, loại bỏ đầu để đảm bảo an toàn.

Bộ phận nào của tôm chứa nhiều canxi nhất và bộ phận nào không nên ăn? - Ảnh 2
Ảnh minh họa

2. Vỏ tôm

Sự thật là canxi trong vỏ tôm gần như không có hoặc có rất ít. Vỏ tômcó thành phần chính là kittin khiến vỏ cứng, một dạng polymer cấu thành lớp vỏ cho phần lớn các loài giáp xác.

Ngoài ra, vỏ của một số loài tôm tương đối khó tiêu hóa, nên thường sẽ bị đào thải ra ngoài.Tuyệt đối không cho trẻ nhỏ ăn vỏ tômbởi dễ bị hóc.

Bộ phận nào của tôm chứa nhiều canxi nhất và bộ phận nào không nên ăn? - Ảnh 3

Ảnh minh họa

 

 

3. Đường chỉ đen trên lưng tôm

Đường chỉ màu đen hoặc trắng ở lưng tôm còn được gọi là chỉ tôm. Đây chính là đường tiêu hóa của tôm chứa dạ dày và đại tràng. Đường này thường chỉ nhìn thấy ở những con tôm to.

Ăn đường chỉ tôm không có hại gì đến sức khỏe, bởi các vi khuẩn trong chỉ tôm đã chết ở nhiệt độ cao khi nấu. Tuy nhiên bạn nên loại bỏ đường chỉ tôm để món ăn được sạch và yên tâm hơn.

Bộ phận nào của tôm chứa nhiều canxi nhất và bộ phận nào không nên ăn? - Ảnh 4

Ảnh minh họa

 

 

Những ai không nên ăn tôm

Người dị ứng hải sản: Những người có tiền sử dị ứng, đặc biệt là dị ứng hải sản, dị ứng thực phẩmnên kiêng khem các món từ tôm, nhất là các món gỏi tôm, tôm nướng cũng như các đồ hải sản khác. Tôm có chứa một loại protein gọi là tropomyosin, gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng cho một số người.

Những người có cholesterol cao: Trong 100gr tôm có chứa tới 152mg cholesterol, đó là lý do vì sao những người máu nhiễm mỡ hay có tiền sử các bệnh liên quan đến tim mạchkhông nên ăn nhiều tôm.

Những người đang bịho:Ăn tôm khi đang bị ho sẽ khiến bệnh càng nặng hơn bởi hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến tình trạng ho sẽ dai dẳng lâu khỏi.

Trường hợp nếu bị ho do dị ứng, bạn nên kiêng tôm cho đến khi tình trạng ho chấm dứt, vì đôi khi hiện tượng ho có thể do hậu quả của dị ứng thực phẩm.

 

Bộ phận nào của tôm chứa nhiều canxi nhất và bộ phận nào không nên ăn? - Ảnh 5

Ảnh minh họa

 

 

Người bị đau mắt đỏ: Ăn tôm khi bị đau mắt đỏ sẽ làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế các loại hải sản có mùi tanh khác như cua, mực, cá…

Lưu ý không ăn tôm khi đanguống bia bởi tôm sản sinh ra axit uric (nguyên nhân gây bệnh gout, sỏi thận…) và khi uống đồng thời với bia sẽ đẩy nhanh tốc độ hình thành của acid uric. Lượng axit uric dư thừa sẽ tích tụ tại các khớp xương hoặc các mô mềm từ đó dễ dàng mắc chứng gút, viêm khớp xương và mô mềm, vô cùng có hại cho sức khỏe.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm