Đời sống

Bữa cơm đạm bạc của mẹ chồng và màn đối chất khiến cả nhà em dâu "muối mặt" bỏ về

DNVn - Chỉ vì một mâm cơm đơn giản với rau và đậu, nhà em chồng kéo sang làm ầm ĩ, nhưng khi tôi vừa lên tiếng, cả bọn họ lập tức im bặt, ngượng ngùng rút lui.

Sắp tới ngày vía Thần tài, người dân nên mua vàng nhẫn hay vàng miếng để thu hút tài lộc, may mắn? / Loại hạt đắt nhất chỉ có ở Việt Nam: 4 năm mới đậu quả, mỗi cây được vài chục hạt, giá 300 triệu/kg

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Chồng tôi là con riêng của bố với người vợ cả, trong khi em trai anh mới là con ruột của mẹ chồng. Sự phân biệt ấy ăn sâu đến mức từ nhỏ, chồng tôi đã phải chịu đủ thiệt thòi. Đồ chơi, bánh kẹo, quần áo – tất cả đều là "đồ thừa" của em trai. Mới học lớp 3, anh đã phải vừa nấu cơm, vừa chăn bò rồi mới được đến trường.

Đến khi lấy tôi, mẹ chồng càng thể hiện rõ sự ghẻ lạnh. Bà chê tôi không môn đăng hộ đối, phản đối cuộc hôn nhân này đến cùng. Đám cưới của chúng tôi diễn ra lặng lẽ với vài mâm cơm đơn giản, không nhận được chút quan tâm nào từ bà.

Chuyện lên đến đỉnh điểm khi bà chia tài sản: căn nhà 5 tầng khang trang cùng mảnh vườn rộng lớn thuộc về vợ chồng em trai, còn chúng tôi bị đẩy ra mảnh đất heo hút ở đầu làng. Dẫu biết bất công, vợ chồng tôi vẫn im lặng chấp nhận.

Thời gian trôi qua, vợ chồng tôi từ hai bàn tay trắng cũng xây dựng được cuộc sống ổn định. Trong khi đó, em trai và em dâu vẫn sống dư dả nhờ tài sản của mẹ chồng. Thế nhưng, khi bà già yếu, không còn sức lao động, họ lập tức tìm cách "đá bóng trách nhiệm".

 

"Hai anh chị đón mẹ về mà chăm. Bọn em đi làm cả ngày, ai ở nhà trông được?" – em dâu hùng hổ tuyên bố.

Chúng tôi không cãi cọ, chỉ lặng lẽ đón bà về. Kể từ đó, cả năm vợ chồng em trai chỉ ghé qua vài lần, mỗi lần biếu một ít thịt cá, hoa quả rồi lại nhanh chóng rời đi.

Trưa hôm đó, em dâu bất ngờ ghé thăm đúng bữa ăn. Tôi vừa đi làm về, đang nấu nướng. Vì con trai lớn chưa tan học, tôi chưa vội ăn cùng chồng mà chỉ chuẩn bị trước phần cho mẹ chồng: một bát canh cua, một bìa đậu luộc và vài quả cà muối.

Em dâu lập tức bĩu môi: "Trời ơi, mẹ già rồi mà cho ăn uống thế này à? Nhà chị ăn muộn thế này thì mẹ đói lả à?"

Cô ta chẳng nói thêm gì, chỉ lặng lẽ bỏ về. Tưởng chuyện dừng ở đó, nhưng tối hôm ấy, vợ chồng em chồng kéo sang cùng bác trưởng họ, mặt đầy sát khí.

 

"Hai anh chị ăn hết phần ngon, để mẹ phải kham khổ với rau dưa đạm bạc thế này à? Suốt ngày lấy danh nghĩa báo hiếu mà đối xử với mẹ như vậy thì còn gì đạo lý nữa!" – em chồng lớn tiếng chất vấn.

Nghe vậy, tôi bật dậy, chỉ thẳng vào họ mà nói rành rọt: "Chú thím thử nói xem, từ ngày mẹ yếu, chú thím đã chăm sóc bà được bao nhiêu ngày? Hay chỉ ghé qua mỗi tuần một lần, mang theo chút thịt cá rồi coi như tròn đạo hiếu?

Tôi nói cho mà biết, mẹ không thích ăn thịt cá, dọn lên bà cũng không động đũa. Bà chỉ thích ăn thanh đạm, ép quá thì nhịn đói luôn. Mấy thứ chú thím mang sang, mẹ có bao giờ ăn đâu? Vẫn còn chất đầy tủ lạnh kìa, có lần hoa quả còn hỏng đến mức tôi phải vứt xuống ao!

Hồi mẹ còn khỏe, bế cháu, chia tài sản thì quý hóa lắm. Giờ bà yếu rồi lại đùn đẩy sang anh chị. Nếu thực sự thương mẹ thì đón bà về mà chăm đi!"

Cả nhà em chồng cứng họng. Đúng lúc ấy, mẹ chồng tôi chầm chậm chống gậy bước ra, đôi mắt rưng rưng:
"Mẹ không về đâu. Ở đó suốt ngày cãi vã chuyện tiền bạc, mẹ đau đầu lắm. Ở đây, mẹ cảm thấy yên bình hơn."

 

Câu nói của bà như nhát dao chí mạng chém thẳng vào sự giả tạo của vợ chồng em trai. Hai người họ cúi gằm mặt, không nói thêm câu nào, lẳng lặng kéo nhau ra về trong sự ê chề.

1
Như Ý (t/h)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm