Các bước khi nấu ăn không nên bỏ qua để tránh ngộ độc thực phẩm
Mẹ chồng chăm dâu đêm nhưng đòi hỏi vô lý, chồng quyết thuê người giúp việc / Bố mẹ chồng tặng "món quà" sinh nhật đầy nước mắt: Khiến tôi bàng hoàng vì sự sắp đặt bí mật
Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra trên 1 nhóm người và nguyên nhân của nó thường là do thức ăn không được đảm bảo vệ sinh. Vì thế, để phòng tránh được ngộ độc thực phẩm 1 cách hiệu quả thì an toàn vệ sinh trong khâu chế biến thực phẩm là một điều quan trọng.
Chọn mua, sử dụng các thực phẩm an toàn
Không dùng các thực phẩm đã được biết có chất độc: như cá nóc, cóc.
Chọn các thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ, địa chỉ rõ ràng.
Các thực phẩm chính thức, có đăng ký với cơ quan chức năng, có thông tin đầy đủ, rõ ràng cho thấy các sản phẩm này đã được kiểm soát trong qua trình sản xuất. Trong trường hợp bạn bị ngộ độc thực phẩm, bạn có thể liên hệ với cơ quan chức năng, với người sản xuất để có thêm thông tin giúp ích cho việc cứu chữa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi của mình và góp phần cải thiện sản phẩm trở nên an toàn hơn.
Trường hợp thực phẩm chính thức như trên được bán với hóa đơn bán hàng cụ thể cho thấy người bán cũng chịu trách nhiệm về nguồn gốc của thực phẩm.
Để riêng rẽ thực phẩm chín với thực phẩm sống
Để thịt, cá, hải sản tươi riêng rẽ khỏi các thực phẩm khác
Sử dụng các dụng cụ chế biến riêng (ví dụ dao, thớt,...) đối với các thực phẩm tươi.
Dùng các dụng cụ chứa đựng để riêng rẽ thực phẩm tươi và thực phẩm chín.
Các thực phẩm tươi sống, đặc biệt là thịt, cá, hải sản và nước của các thực phẩm này có thể chứa các vi sinh vật gây bệnh và được truyền sang các thực phẩm khác trong quá trình chế biến và bảo quản.
Ướp thịt với chanh, giấm
Theo nghiên cứu, thêm giấm hoặc nước cốt chanh vào thịt khi ướp có thể làm cho thịt của bạn an toàn hơn. “Axit có xu hướng làm chậm sự tăng trưởng của vi khuẩn trên thịt”, Melvin Hunt, Tiến sĩ - Giáo sư về khoa học thực phẩm tại Đại học bang Kansas, Mỹ nói. Chỉ cần ướp đúng cách: Ướp trong tủ lạnh và không để ở môi trường ngoài. Lưu ý thêm là thịt gia cầm không nên ướp quá hai ngày, nhưng thịt bò, thịt lợn và thịt cừu lại có thể để trong gia vị ướp năm ngày mà không vấn đề gì.
Chú ý đến nhiệt độ, đừng chỉ dựa vào màu sắc khi nướng thịt
Bạn không thể dựa vào màu sắc hoặc kết cấu của thịt để suy đoán độ chín của miếng thịt bạn nướng. Trong các nghiên cứu gần đây, các yếu tố như thịt bò được đóng gói như thế nào ảnh hưởng đến màu sắc của thịt sau khi nấu chín. Một số miếng thịt ngả màu nâu rất nhanh sau khi nấu, trước khi chúng đạt đến một nhiệt độ an toàn, trong khi một số miếng thịt khác lại vẫn còn màu hồng ở giữa sau khi nấu chín. Hãy hâm nóng burger của bạn đến 160° F, tương đương 71,1 độ C, cẩn thận hơn bạn nên sử dụng một nhiệt kế thực phẩm trong quá trình nấu nướng.
Hãy coi chừng các "vùng nguy hiểm"
Các "vùng nguy hiểm" cho vi khuẩn sinh sản là nhiệt độ từ 40 ° F đến 140 ° F , xấp xỉ từ 4,5 độ C đến 60 độ C, vì vậy hãy cẩn thận khi lưu trữ thực phẩm trong khoảng nhiệt độ này. Sản phẩm dễ hỏng ở nhiệt độ phòng trong hơn 2 giờ gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe. Khi mua đồ từ siêu thị hay cửa hàng tạp hóa thì bạn nên dùng một túi cách nhiệt hoặc lạnh để bảo quản thực phẩm tốt hơn cho đến khi về nhà. Ngoài ra, nếu dùng xe ô tô, bạn nên để thực phẩm trong khoang lái thay vì trong cốp xe để điều hòa không khí có thể bảo quản chúng trong môi trường mát mẻ.
Bảo quản đồ ăn ở nhiệt độ an toàn
Giữ cho loại thực phẩm được nấu để ăn nóng được nóng liên tục (trên 60 độ C) cho tới khi ăn. Không để các thực phẩm đã nấu ở bên ngoài quá 2 giờ.
Bảo quản ngay thực phẩm mới chế biến và các thực phẩm dễ ôi thiu (tốt nhất là dưới 5 độ C). Không bảo quản thực phẩm quá lâu, ngay cả khi để trong tủ lạnh.
Rã đông thực phẩm an toàn
Thông thường, mọi người có thói quen rã đông thực phẩm bằng cách bỏ thịt hoặc thực phẩm bị đông lạnh ra môi trường bình thường (ở nhiệt độ phòng) hoặc sử dụng nước nóng để rã đông thực phẩm. Nhưng cách này thực sự không an toàn vì ngay những thực phẩm này khi được làm nóng đến hơn 4 độ C thì vi khuẩn có thể đã bắt đầu nhân lên.
Vì vậy, nếu có dự định sử dụng thực phẩm rã đông, bạn nên có kế hoạch trước rồi bỏ xuống ngăn mát tủ lạnh 24 giờ trước khi chế biến hoặc sử dụng nước lạnh. Nhưng khi sử dụng nước lạnh bạn cũng nên thay nước khoảng 2-3 giờ mỗi lần cho gói thực phẩm 1,3 đến 1,8kg. Phương pháp này đòi hỏi bạn phải thay nước sau mỗi 30 phút để đảm bảo nó vẫn lạnh.
Bạn cũng có thể nấu ăn mà không cần rã đông, mặc dù nó sẽ tiêu tốn thêm khoảng 50% hoặc nhiều thời gian nấu ăn hơn so với khi chế biến thực phẩm thông thường.
Rửa đĩa và dụng cụ làm bếp thường xuyên
Hãy nhớ rửa bát đĩa, thớt hay các đồ dùng nấu ăn… đã sử dụng hoặc đã tiếp xúc với các thực phẩm tươi sống trước khi sử dụng chúng để đựng thức ăn chín. Sử dụng nước nóng và xà phòng để rửa dụng cụ sau mỗi bước của quá trình sơ chế. Điều này sẽ ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi trên bề mặt và giảm khả năng lây nhiễm sang thực phẩm của bạn. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến khích bạn nên sử dụng khăn giấy dùng 1 lần, vừa thân thiện với môi trường lại an toàn hơn bởi vì chúng không chứa vi khuẩn “đe dọa” nào. Nếu bạn phải sử dụng khăn lau bát đĩa thì nên giặt chúng thường xuyên với nước nóng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sau ngày 24/12, 4 con giáp vượng tài chính, liệu bạn có nằm trong danh sách may mắn?
Những người sinh vào tháng âm lịch này là những người may mắn nhất trong vài năm tới
Thần tài điểm mặt: 3 con giáp đón lộc làm ăn năm 2025 – Nắm cơ hội, thắng lớn!
Phát ngại vì mẹ chồng đi ăn cỗ nhà hàng mà gói phần vào túi nilon, ngày tiễn bà về quê, nhìn chiếc làn rách mà tôi bật khóc
Mua ổi nên chọn quả sần sùi hay trơn nhẵn? Thêm một điểm này đảm bảo ổi ngon ngọt, không bị chát
Con dâu xuống tiền xây tặng bố mẹ chồng căn nhà 2 tầng nhưng tờ giấy rơi ra hôm mừng tân gia mới là điều gây sốc