Cách sử dụng thớt tránh mọi bệnh tật cho cả gia đình
Từng tuyên bố không nhìn mặt mẹ kế, lúc lên bàn sinh nghe tiếng khóc ngoài cửa của bà tôi ân hận vô cùng / Mừng rơn khi bố mẹ chủ động cho mảnh đất, xây nhà xong gia đình liền tan nát
Thớt là 1 trong những vật dụng quan trọng trong căn bếp của mỗi gia đình. Sau khi thái đồ ăn, chúng ta thường thấy những vết dao để lại trên mặt thớt khiến cho thớt không được sạch sẽ. Trên bề mặt thớt bẩn chứa hàng triệu vi khuẩn có khả năng gây bệnh như salmonella gây viêm dạ dày, ruột, sốt thương hàn và Ecoli gây tiêu chảy.
Vệ sinh thớt sạch sẽ trước và sau khi chế biến thực phẩm cũng rất quan trọng, vì thớt có ảnh hưởng rất lớn tới an toàn trong bữa ăn. Sau đây là những cách sử dụng thớt đảm bảo sức khỏe và vệ sinh cho cả gia đình:
1. Làm sạch thớt bằng chanh và muối
Bạn nên ngâm thớt trong nước muối nóng để khử trùng. Việc này có hiệu quả diệt vi khuẩn và tránh lây nhiễm vi trùng sang các loại thực phẩm khác mà bạn chuẩn bị thái, cắt cho bữa ăn gia đình.
Sau đó, bà nội trợ vắt nước chanh đều trên bề mặt thớt và rắc muối vào những chổ có nước chanh. Bạn nên chọn muối có hạt thô vì chúng giúp chà sát bề mặt thớt. Bạn có thể dùng bột nở để thay thế cho muối.
Dùng miếng chanh đã cắt chà sát trên bề mặt thớt theo hình tròn để hỗn hợp chanh và muối hòa tan làm sạch thớt. Rửa lại bằng nước sạch, dùng khăn khô và giấy để thấm nước trên bề mặt thớt.
2. Làm sạch thớt bằng oxy già
Sau khi thái cá và thịt trên thớt gỗ, nên vệ sinh thớt ngay. Dùng dung dịch oxy già 3% xịt lên thớt để khử trùng nhằm tẩy sạch những vi khuẩn nguy hiểm thường có trong các loại thịt động vật. Sau đó, rửa lại bằng nước sạch và lau khô.
3. Làm sạch thớt bằng thuốc tẩy
Cho một muỗng canh thuốc tẩy và 1,5 lít nước vào trong chai xịt và lắc đều. Xịt hỗn hợp này lên bề mặt thớt và để trong vòng 10p và rửa lại bằng nước ấm, lau khô bề mặt thớt.
Chú ý: Không để thuốc tẩy dính vào quần áo hoặc các loại khăn lau trong bếp. Lặp lại các thao tác trên với mặt sau của thớt.
Cách bảo quản thớt theo từng chất liệu:
Thớt nhựa
- Tránh ấn dao quá mạnh khiến các vết dao hằn trên mặt thớt, tạo thành những khe hở cho vi khuẩn sống, đồng thời làm thớt nhanh cũ.
- Khi thớt bị ố, ngả màu, nên ngâm thớt trong giấm, nước cốt chanh trong vòng hai giờ, rửa sạch lại bằng nước rửa bát, tráng nước sôi để làm thớt sạch và mới lại, giúp kéo dài tuổi thọ của thớt.
Thớt gỗ
- Khi mới mua về, nên ngâm thớt trong nước muối mặn theo tỷ lệ: 200g muối/1lít nước, trong 24 giờ, sau đó phơi khô thoáng. Điều này giúp thớt có đủ độ ẩm, không bị rạn nứt về sau.
- Để thớt không bị mùn hay có mùi, sau khi sử dụng, bạn nên chà rửa thớt bằng một ít nước rửa bát hoặc chanh tươi. Sau đó, bạn lau khô và treo thớt ở nơi khô thoáng để ngăn ngừa nấm mốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mỗi trận cãi vã với mẹ chồng, bà đều lăm lăm điện thoại – âm mưu đen tối khiến tôi bàng hoàng khi phát hiện ra sự thật!
Tại sao nhân viên trẻ đẹp sẵn lòng làm lễ tân ở khách sạn dù lương không cao?