Các cụ dặn: ''Trai tốt không lấy gái râm bụt, gái tốt không lấy trai mã hầu'', râm bụt và mã hầu là gì?
Vì sao người xưa dặn:''Con rể không cày ruộng bố vợ, con gái không tảo mộ nhà mẹ đẻ trong lễ Thanh minh?'' / Vì sao người xưa nói: “Tu dưỡng của người mẹ là ‘ tấm bùa hộ mệnh’ tốt nhất của con”?
Hoa râm bụt đỏ là một loài hoa xinh đẹp, là một loại cây thường thấy ở thời cổ đại. Người xưa rất thích cách nói ẩn dụ và thay thế, hoa râm bụt có hình dáng đẹp, giống như người phụ nữ diễm lệ. Đó là lý do vì sao người xưa thường dùng hoa râm bụt để so sánh với những người có diện mạo xinh đẹp, được nhìn từ xa.
Người xưa tin tưởng vào nguyên tắc: “Chồng tốt lấy vợ hiền đức”, theo quan điểm của nhiều người, sắc đẹp cũng chính là ‘ngọn nguồn của tội lỗi’, trong lịch sử có rất nhiều bậc đế vương chỉ vì mê đắm sắc đẹp mà lầm đường lạc lối.
Có những kiểu phụ nữ có bề ngoài mỹ lệ, nhưng trong tâm bụng dạ hẹp hòi, thì sớm muộn cũng gây họa cho gia đình.
Thế nên mới nói hoa râm bụt tuy đẹp nhưng lại không có hương. Cũng giống như người phụ nữ xinh đẹp, tuyệt sắc nhưng không có phẩm hạnh đạo đức vậy.
Trong dân gian cũng có một cách nói, rằng hoa râm bụt này chỉ nở hoa nhưng không kết trái, nếu đem so sánh với người phụ nữ thì là: Người phụ nữ không thể sinh con.
Ảnh minh hoạ
Gái tốt không lấy trai mã hầu
Hôn nhân thời cổ đại không chỉ chú trọng đến môn đăng hộ đối, tướng mạo của đôi bên cũng rất được chú ý. Đại mã hầu là ý chỉ người đàn ông có tướng mạo xấu xí, đức hạnh kém.
Người xưa có cách nói: “Tướng do tâm sinh”, một người có dung mạo xấu xí, nhăn nhó thì nội tâm của họ ắt hẳn cũng không tốt đẹp gì lắm. Đương nhiên, không gia đình nào nguyện ý gả con gái của mình cho một người đàn ông có tính tình xấu xí.
Những người đàn ông được ví như đại mã hầu thì thường là người có ngoại hình thô kệch, họ thường không làm đúng với chức trách của một người đàn ông.
Nhan sắc và vẻ bề ngoài của con người là do cha mẹ ban cho, có người bề ngoài xinh đẹp, lộng lẫy nhưng nội tâm héo úa. Có người dung mạo bình thường như nội tâm lại vô cùng đẹp đẽ! Bởi vậy mới nói, bề ngoài không thể nói lên bản chất thực sự của một người.
Hôn nhân trong văn hóa truyền thống
Chuyện yêu đương và kết hôn của nam nữ chính là kết quả của duyên phận quá khứ và hiện tại, nó liên quan đến vận mệnh của dân tộc, gia đình, anh em, con cái, nó có ý nghĩa to lớn và ảnh hưởng sâu sắc đối với đạo đức.
Hôn nhân là điều kiện cần thiết để nhân loại sinh sôi, phát triển, đó cũng là lời cam kết của con người đối với Thần linh, trời đất, cha mẹ và người bạn đời của mình. Các phong tục và nghi lễ cưới xin ở phương Tây và phương Đông đều thể hiện ý nghĩa thần thánh này.
Dù cuộc hôn nhân dài lâu hay ngắn ngủi đều yêu cầu hai vợ chồng phải một lòng chung thủy, sắt son, dù nghèo khó, bệnh tật, tai họa, sống chết cũng không được phản bội và rời xa nhau. Vợ chồng phải tuân thủ lời thề với Thần, tôn trọng, bù đắp cho nhau, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, sát cánh cùng nhau tới già để thực hiện lời hứa của mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Hóa ra côn trùng bay nhỏ sợ nhất loại nước này! Đặt một cái bát ở nhà và tiêu diệt hết ngay lập tức
Ngày nào chồng cũng chì chiết vợ là không biết đẻ vì sinh toàn vịt giời, vợ hét lên: ‘Anh giỏi thì đi mà đẻ'
Người phụ nữ lấy chồng kém 37 tuổi tuyên bố: ‘Anh ấy hạnh phúc và sẽ không bao giờ phản bội tôi’
Kịch tính lễ đính hôn: Vì chiếc váy cưới trong mơ, bố mẹ chồng tương lai bỏ về giữa chừng
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?