Đời sống

Các cụ nói cấm sai: “Nằm ngửa không sống lâu”, vế sau còn nhắc chuyện mất mặt nhiều người mắc

“Nằm ngửa không sống lâu” là câu nói dù đã có từ rất lâu đời song ý nghĩa của nó vẫn còn đúng trong cuộc sống hiện đại.

Các cụ dạy: 'Không sợ ma khóc, chỉ sợ chó hú': Ý nghĩa của câu nói này là gì? / Các cụ dạy "4 vị trí lông mọc nhiều thì phát tài, phú quý tìm đến, ôm hết lộc thiên hạ về nhà"

Trong suốt chiều dài lịch sử, cổ nhân đã để lại những câu nói ngắn gọn nhưng bao hàm tất cả các khía cạnh của cuộc sống, từ ăn mặc, nhà ở, đi lại cho đến đám cưới, đám tang, lễ hỷ...

Một số lời dạy đã bị mai một và lãng quên do thời gian và không còn "hợp thời". Tuy nhiên, vẫn có những câu nói trường tồn do vẫn còn giá trị. Có thể nói, kinh nghiệm mà người xưa tích lũy không hoàn toàn là vô lý. Lấy câu “Nhạng ngọa bất dưỡng thọ, trương khố nhân nhân mạ” (tạm dịch: "Nằm ngửa không sống lâu, ngồi sai người người mắng") là một ví dụ điển hình.

Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của xã hội, áp lực cuộc sống của con người cũng ngày càng cao. Áp lực từ công việc, tiêu chuẩn xã hội khiến con người phải thay đổi. Điều này đã dẫn đến thay đổi nếp sống. Người hiện đại thường xuyên đối mặt với tình trạng thức khuya, mất ngủ, rụng tóc... Chính vì vậy mà cơ thể chúng ta dần rơi vào trạng thái không cân bằng.

Vì sao nằm ngửa không sống lâu?

Về chủ đề giữ gìn sức khỏe, người xưa đã nghiên cứu rất nhiều về lĩnh vực này. Lấy giấc ngủ làm ví dụ. Vì người ta cho rằng giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tuổi thọ nên họ luôn tìm cách để có thể ngủ ngon nhất.

nam-nghieng
Ảnh minh họa.

Điển hình, cổ nhân Trung Quốc từng có câu "Muốn dễ ngủ thì chân không được để hướng Tây, đầu không quay về hướng Đông". Điều này ám chỉ tư thế ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ cũng như sức khỏe nói chung. Vậy tại sao lại nói "nằm ngửa thì không sống lâu"?

Trước hết phải khẳng định, câu nói này hoàn toàn có cơ sở khoa học. Trong cuốn "Thiên kim yếu phương" của Tôn Tư Mạc có ghi như sau: "Nằm gối nghiêng đầu có lợi cho khí lực, tốt hơn nằm ngửa rất nhiều".

Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh điều này. Tư thế ngủ thích hợp nhất là nằm nghiêng sang bên trái. Điều này có thể làm giãn cơ toàn thân, có lợi cho các mô cơ đồng thời xua tan mệt mỏi, hỗ trợ quá trình lọc chất thải và giảm áp lực đối với các cơ quan nội tạng.

Khi nằm ngửa, phần mông và lưng của cơ thể tiếp xúc với giường, thắt lưng ít nhận được sự nâng đỡ, dễ gây đau lưng, mỏi lưng. Trước đây khoa học kỹ thuật tương đối lạc hậu nên không có cơ sở khoa học. Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nằm ngửa không có lợi cho tuổi thọ.

Ngồi sai người người mắng

 

Vế này đề cập đến vấn đề tư thế ngồi thường ngày của mọi người. Ý nghĩa của nó bị ảnh hưởng một phần từ quan điểm phong kiến.

Thời xưa những quy tắc mà nữ giới phải tuân theo rất khắt khe, nhất là khi ngồi phải chú ý để hai chân chụm vào nhau, khi đứng cũng chú ý không nhìn nghiêng. Theo quan niệm của người xưa, điều này cho thấy phẩm chất của một người đàng hoàng.

Cũng theo người xưa, việc ngồi dạng chân rất khó coi và bất lịch sự. Tư thế ngồi như vậy là biểu hiện của người thiếu tu dưỡng. Về sau, câu nói này trở thành quy tắc chung cho cả nam và nữ. Lý do là bởi giữ hình tượng đẹp trước mặt người ngoài vẫn là điều rất cần thiết, nhất là đối với những mối quan hệ ngoài xã hội.

ngoi-sai

Nhìn chung, tư thế ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tư thế ngồi thì ảnh hưởng đến ngoại hình của chúng ta trong mắt người khác. Cả hai đều rất quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người. Cơ thể khỏe mạnh là điều bất cứ ai cũng mong muốn. Song song bên cạnh đó, chúng ta cũng cần xây dựng hình ảnh tốt khi ra ngoài.

Câu nói “Nhạng ngọa bất dưỡng thọ, trương khố nhân nhân mạ” thể sự khôn ngoan và kinh nghiệm đúc kết của người xưa. Nó không chỉ đề cập đến vấn đề sức khỏe cá nhân, mà còn phản ánh sự tu dưỡng của một người. Đó là muốn hoàn hảo hơn thì phải chú ý từ những điều nhỏ nhặt nhất. Đây vẫn sẽ là lời dạy được thế hệ sau lưu truyền và tiếp nối.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm