Miền Bắc bao gồm 25 tỉnh thành, nhưng có 8 loại bánh đặc sản mà bất cứ đâu ở miền Bắc cũng có bán, bao gồm bánh mặn và bánh ngọt. Có những loại bánh mang ý nghĩa truyền thống và văn hóa của dân tộc.
1. Bánh xu xuê – Đặc sản Bắc Ninh mang tình nghĩa vợ chồng:Có thể bạn quan tâm Bánh xu xuê hay còn gọi là bánh phu thê có nguồn gốc từ làng Đình Bảng, Thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh. Bánh xu xuê được gói bằng lá rong, có vỏ bánh màu vàng trong, mềm, có nhân đỗ xanh ngọt thêm cùi dừa, hạt sen…. Bánh xu xuê thường được dùng làm lễ khi dẫn cưới với màu trắng của bột lọc và dừa, màu đen của vừng, màu vàng của nhân đỗ xanh, màu đỏ của lạt buộc, màu xanh của lá ý nghĩa biểu tượng cho sự hòa hợp đất trời, chúc mừng hạnh phúc đôi lứa.
2. Bánh cốm – Hương vị chốn Hà Thành: Cùng với bánh xu xuê, bánh cốm cũng là một trong những loại bánh đặc sản miền Bắc được dùng trong lễ cưới hỏi. Bánh cốm là đặc sản Hà Nội, có vỏ ngoài được làm từ Cốm, có nhân là đỗ xanh, dừa nạo, mứt bí hoặc mứt sen. Khi ăn, bánh cốm sẽ có vị ngọt thanh, thơm mùi cốm và dừa.
3. Bánh khúc – Thức quà vặt ăn sáng của người dân thủ đô: Đến Hà Nội vào sáng sớm, bạn sẽ dễ dàng nghe những tiếng dao bánh khúc hay những hàng quán bán bánh khúc nhỏ bên ven đường. Là một loại bánh đặc sản miền Bắc được làm từ lá rau khúc, có nhân là đậu xanh cùng với thịt lợn.
4. Bánh cuốn Thanh Trì – Món quà cho những thực khách phương xa: Bánh cuốn Thanh Trì có nguồn gốc từ làng nghề làm bánh cuốn cổ truyền, thuộc làng cổ Thanh Trì, thuộc phía nam Hà Nội, Bánh cuốn thanh trì được làm từ gạo tẻ ngon, mịn được tráng mỏng như tờ giấy. Bên trong món bánh đặc sản miền bắc này có nhân là mộc nhĩ, thịt, nấm hương, hành…Bánh cuốn Thanh Trì ngon nhất là ở nước chấm chua ngọt. Nước chấm bánh cuốn được làm từ nước mắm ngon, pha cùng dấm nếp, vài giọt cà cuống, hàng phi và một chút ớt tươi. Bánh cuốn thường được ăn cùng chả lụa hoặc chả quế.
5. Bánh gai – Một trong những loại bánh đặc sản Việt Nam nên thử: Bạn có thể tìm mua bánh gai ở rất nhiều tỉnh thành miền bắc nhưng ngon nhất là bánh gai đặc sản Hải Dương và bánh gai đặc sản Nam Định. Bánh gai có nhân được làm từ đỗ xanh, lạc, sen, dừa, thịt mỡ, vỏ bánh được làm từ bột gạo nếp, lá gai giã nhỏ và được rắc thêm một chút hạt vừng. Khi ăn bánh gai sẽ có vị ngọt đậm, thơm ngậy.
6. Bánh đậu xanh – Một loại bánh kẹo đặc sản miền Bắc kết hợp uống cùng trà: Bánh đậu xanh ra đời vào đầu thế kỷ 20 tại thị xã Hải Dương. Là một loại bánh giản dị, mộc mạc có vị ngọt thanh, béo ngậy thơm mềm nên già trẻ ai cũng thích. Bánh đậu xanh thường được ăn kèm với một chút nước trà chan chát ngắt đắng.
7. Bánh chả - Đặc sản Hà Nội làm quà ngon lạ từ vị bánh: Bánh chả là món bánh đặc sản miền Bắc có nguồn gốc từ Hà Nội. Khác với các loại bánh kẹo đặc sản miền Bắc có vị ngọt thì bánh chả miền Bắc lại có vị mặn, beo béo của mỡ và thơm mùi của cá chanh. Bánh chả có vỏ ngoài được làm từ bột mỳ, bên trong nhân có mỡ, đường, lá chanh, bột và được đem đi nướng.
8. Bánh nhãn – Đặc sản Nam Định: Bánh nhãn là một trong những loại bánh kẹo đặc sản miền Bắc vô cùng nổi tiếng tại vùng đất Hải Hậu, Nam Định. Bánh Nhãn Hải Hậu đã có từ rất lâu đời, được truyền từ đời cha đến đời con. Bánh nhãn Hải Hậu được làm từ bột nếp cái hoa vàng, trứng gà và đường kính.
An Nguyễn (Tổng hợp)
An Nguyễn (Tổng hợp)