Đời sống

Cách ăn sầu riêng không bị nóng và những người không nên ăn sầu riêng

Sầu riêng được mệnh danh là vua của trái cây và được nhiều người yêu thích, nhưng cũng có một số người không ưa thích mùi vị của sầu riêng. Mặc dù hương vị của sầu riêng có chút đặc trưng, nhưng không thể phủ nhận giá trị dinh dưỡng của sầu riêng đối với sức khỏe con người.

Mẹo phân biệt sầu riêng chín tự nhiên và chín bằng hóa chất / Cách chọn sầu riêng 10 quả chuẩn cả 10, cơm sầu căng tròn thơm nức

Sầu riêng ngoài chứa hàm lượng đường, còn chứa rất nhiều protein, chất béo, vitamin và các nguyên tố vi lượng như canxi, phốt pho và sắt, có thể bổ sung nuôi dưỡng cơ thể và bôi trơn da. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều sầu riêng sẽ gây nóng trong. Dưới đây là cách ăn sầu riêng khiến cơ thể không bị nóng và đặc biệt một số người phải kiêng kị ăn sầu riêng.

Làm thế nào để ăn sầu riêng không bị nóng?

Ăn sầu riêng tránh bị nóng, ngoài việc ăn ít, có một cách đó là ăn cùng với măng cụt. Bởi vì măng cụt có tính mát có thể làm hạ nhiệt. Phương pháp ăn tốt cho sức khỏe khi ăn sầu riêng trong mùa hè, có thể cho sầu riêng vào ngăn đá tủ lạnh, sau đó rã đông trước khi ăn, đợi đến khi sầu riêng mềm thì có thể ăn, sầu riêng vừa ngọt, mềm, hơn nữa hương vị cũng dễ chịu hơn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Lợi ích của việc ăn sầu riêng

1. Tăng tuần hoàn máu

Sầu riêng có tính nóng, vì vậy có tác dụng thúc đẩy lưu thông máu, xua tan lạnh và có tác dụng làm giảm đau bụng kinh ở phụ nữ, đồng thời ăn sầu riêng cũng có tác dụng cải thiện độ lạnh của bụng và làm tăng nhiệt độ cơ thể. Đây là thực phẩm bổ sung lý tưởng cho người có thể chất lạnh. Dùng vỏ quả sầu riêng và xương để nấu canh, đây chính là phương thuốc dân gian, dùng để điều trị các loại bệnh do cơ thể lạnh gây ra.

2. Nuôi dưỡng cơ thể

 

Giá trị dinh dưỡng của sầu riêng cực kỳ cao, tiêu thụ thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể, dưỡng tì bổ khí, bổ thận cường dương, là một loại quả có công hiệu nuôi dưỡng cơ thể tuyệt vời. Ở Thái Lan, sầu riêng thường được sử dụng làm thực phẩm bổ dưỡng cho bệnh nhân và phụ nữ sau sinh.

3. Tăng cảm giác ăn ngon miệng

Mặc dù hương vị đặc biệt của sầu riêng gây tranh luận rất lớn. Có khá nhiều người không thích hương vị đặc biệt này, nhưng giá trị dinh dưỡng của sầu riêng cũng được phản ánh trong mùi vị. Hương vị đặc trưng này có tác dụng tuyệt vời đó chính là làm tăng cảm giác ăn ngon miệng.

4. Giúp điều trị táo bón

Sầu riêng rất giàu chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động ruột và điều trị táo bón. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ăn sầu riêng để điều trị táo bón cũng cần phải uống nhiều nước hơn, bằng không lượng lớn chất xơ không có nước để hút, sẽ gây phản tác dụng.

 

5. Phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp

Các chức năng sinh lý của vitamin trong sầu riêng và tác dụng điều trị bệnh của chúng đối với một số bệnh trong cơ thể rất ít người biết. Trong sầu riêng chứa các yếu tố khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trong số đó, hàm lượng kali và canxi đặc biệt cao. Kali tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrate, năng lượng và vận chuyển chất giúp ngăn ngừa và điều trị huyết áp cao.

Những người không nên ăn sầu riêng

1. Sầu riêng không thể ăn với rượu: Bởi vì rượu và sầu riêng đều thuộc sản phẩm nóng, nếu bệnh nhân tiểu đường ăn 2 thứ này cùng nhau, sẽ dấn đến tắc nghẽn mạch máu, nghiêm trọng hơn là đột quỵ, do đó không nên ăn sầu riêng khi đang uống rượu.

2. Người có thể chất nóng, đau họng, ho, cảm mạo, những người có khí quản nhạy cảm, ăn sầu riêng sẽ làm cho tình trạng tồi tệ thêm, không tốt cho sức khỏe, do đó những trường hợp trên không phù hợp ăn sầu riêng.

 

3. Người đang giảm cân hoặc người béo phì không nên ăn sầu riêng, vì sầu riêng có hàm lượng calo và đường cao.

4. Người mắc bệnh thận và bệnh tim nên ăn ít, bởi sầu riêng chứa nhiều kali, càng làm tăng thêm tình trạng của bệnh.

5. Bệnh nhân mắc bệnh ngoài da và viêm thanh quản không nên ăn sầu riêng, ăn uống sẽ dẫn đến tình trạng nặng thêm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm