Cách chuẩn bị mâm cúng Tết Hàn thực 2023 đầy đủ nhất
Đổ nước này vào tưới lan: Cây đang suy dinh dưỡng cũng xanh tươi, hoa tuôn như suối quanh năm / Giặt quần áo chỉ dùng bột giặt thôi chưa đủ: Làm thêm cách này giúp quần áo trắng tinh, phẳng lì như mới
Theo nghĩa chữ Hán, “Hàn” là lạnh còn “thực” là ăn. Tết hàn thực có nghĩa là ngày tết ăn đồ lạnh. Các nhà nghiên cứu về văn hóa cho hay, Tết Hàn thực tại Việt Nam bắt nguồn từ một điển tích của Trung Quốc qua tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc được lưu truyền đến ngày nay.
Cụ thể, vào đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công nước Tấn gặp loạn phải bỏ nước lưu vong. Một hôm, trên đường lánh nạn, do lương thực hết nên Giới Tử Thôi - người hiền sĩ đi theo phò vua đã lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cảm kích vô cùng.
Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong 19 năm, cùng nhau nếm trải nhiều gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công giúp mình trải qua những năm tháng khó khăn nhưng ông lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi.
Tuy nhiên, Giới Tử Thôi không hề hoán giận, nghĩ mình theo phò vua là chuyện nên làm, vì thế đưa mẹ về núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm nhưng Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng.
Ngay cả khi Tấn Văn Công ra lệnh đốt rừng để thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, ông vẫn nhất định không chịu tuân mệnh, cuối cùng cả hai mẹ con ông đều chết cháy.
Vua thương xót, lập miếu thời và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa 3 ngày, chỉ ăn đồ nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ 3/3 - 5/3 âm lịch hàng năm).
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh:phunuvietnam.vn)
Ý nghĩa Tết Hàn thực
Mặc dù bắt nguồn từ một điển tích của Trung Quốc nhưng Tết Hàn thực tại Việt Nam mang những bản sắc riêng biệt, đậm nét đẹp văn hóa của người Việt. Đây không phải là ngày để tưởng nhớ Giới Tử thôi, người dân cũng không kiêng đốt lửa.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, bắt đầu từ tháng 3 hàng năm, thời tiết dần nóng lên và đây cũng là thời điểm chuyển giao sang mùa hè. Với mục đích đánh dấu thời điểm này, cứ vào ngày 3/3 âm lịch, người dân lại làm bánh trôi, bánh chay để cúng tế trời đất, tổ tiên.
Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất. Bánh trôi, bánh chay tượng trưng cho đồ ăn nguội - hàn thực, đồng thời là sản vật từ những mùa lúa bội thu dâng lên ông bà tổ tiên cầu mong mưa thuận gió hòa.
Vậy nên, mùng 3/3 âm lịch còn được người Việt gọi là Tết bánh trôi - bánh chay.
Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực
Mâm cỗ cúng Tết Hàn thực cơ bản thường có: Bánh trôi, bánh chay, mâm ngũ quả, hương, hoa, trầu cau, nước lọc.
Bánh trôi, bánh chay
Mâm cỗ cúng Tết Hàn thực không thể thiếu bánh trôi, bánh chay. Theo quan niệm, số lẻ là số mang lại may mắn nên số lượng bát bánh trôi và bánh chay trên mâm thường là 3 hoặc 5, tùy theo từng gia đình.
Xưa kia, bánh trôi bánh chay truyền thống được làm từ bột gạo nếp, đường phên, vừng, đậu xanh. Những viên bánh trôi tròn trịa bọc lấy đường phên, ngoài rắc chút vừng trắng, bày đẹp đẽ trên đĩa.
Lưu ý, số lượng bánh trôi bánh chay trong đĩa cũng cần đặt các viên bánh lẻ như 5, 7, 9,..
Ngày nay, ngoài bánh trôi truyền thống màu trắng, nhiều người còn sáng tạo thêm bánh trôi Ngũ sắc dựa theo 5 màu sắc cơ bản của thuyết Ngũ hành (xanh lá - Mộc, đỏ - Hỏa, vàng - Thổ, trắng - Kim, xanh dương - Thủy).
Không chỉ dừng lại ở bánh trôi bánh chay dáng tròn trịa truyền thống, nhiều người cũng dâng cúng cả bánh trôi tạo hình hoa sen, hoa mẫu đơn và các biểu tượng may mắn.
Dù bánh trôi nước được biến tấu nhiều hình dáng và màu sắc đa dạng nhưng trong mâm cúng lễ Tết Hàn thực vẫn không thể thiếu được đĩa bánh trôi, bánh chay màu trắng truyền thống.
Ly nước sạch
Lễ cúng Tết Hàn thực cũng cần có ly nước sạch thanh tịnh. Theo quan niệm dân gian, ly nước sạch đại diện cho sự tinh khiết, cho chân tâm thành kính của gia chủ. Kể cả không phải ngày lễ thì ly nước sạch trên bàn thờ vẫn nên được thay thường xuyên.
Hoa tươi và trầu cau
Nhiều nơi ở nước ta không ăn Tết Hàn thực, và trên thực tế đây cũng là một ngày lễ nhỏ. Tuy vậy, trên mâm lễ cúng dù to dù nhỏ, dù chay dù mặn vẫn không thể thiếu được hoa tươi và trầu cau.
Gia chủ nên chọn hoa thật tươi, thông thường nên chọn hoa cúc, bởi loại hoa này thể hiện được sự trang nghiêm và mang ý nghĩa cầu mong tài lộc, may mắn. Tùy thuộc vào điều kiện gia đình, gia chủ có thể chọn thêm các loại hoa khác như hoa huệ trắng, hoa đồng tiền,.... Bên cạnh đó, thêm đĩa bày ba hoặc năm lá trầu và cau theo số lẻ như vậy.
Trái cây và hoa tươi
Ngoài bánh trôi, bánh chay, hoa tươi thì trái cây cũng là phần không thể thiếu trong mâm lễ dâng cúng ngày Tết Hàn thực. Gia chủ nên chọn 5 loại quả có đủ màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng,... đại diện cho ngũ hành để dâng cúng tổ tiên thể hiện tấm lòng của mình, đồng thời mong ước những điều tốt lành trong ngày Tết Hàn thực.
Ngoài những lễ vật trên, mâm cúng có thể chuẩn bị thêm một ít tiền vàng (tùy thuộc vào từng gia đình.
Lưu ý:Gia chủ không nên đặt hoa giả, quả giả và đồ ăn cũ lên bàn thờ để dâng cúng. Trầu cau cần tươi và xanh nhất, bánh trôi bánh chay, hoa quả cũng cần chọn loại tươi mới nhất để thể hiện lòng thành kính với ông bà tổ tiên.
(*) Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người