Đời sống

Cách giữ cơ thể trẻ mát trong ngày nắng nóng

Một số bí quyết dưới đây sẽ giúp mẹ chăm sóc bé tốt hơn trong những ngày nắng nóng đấy nhé.

3 cách nấu canh tôm cực ngon trong ngày nóng / Làm gì để phòng sốc nhiệt ngày nóng?

Giảm bớt sử dụng bỉm

Cách giữ cơ thể trẻ mát trong ngày nắng nóng

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Đóng bỉm cho trẻ trong thường xuyên, đặc biệt là trong điều kiện nhiệt độ tăng cao có thể gây hăm da khiến trẻ khó chịu. Mẹ nên hạn chế sử dụng bỉm và thường xuyên cho trẻ đi vệ sinh. Để tránh hăm khi thời tiết nóng nực, sau khi thay bỉm, mẹ nên lau sạch vùng bẹn và mông của trẻ bằng nước ấm, để da trẻ khô hẳn trước khi mặc bỉm mới vào.

Cho trẻ uống đủ nước

Cho trẻ uống đủ trong ngày là điều cần thiết cho bé trong mùa hè. Với những trẻ đã lớn, mẹ có thể cho trẻ uống nước dừa hoặc nước ép hoa quả để bổ sung đủ nước và các chất dinh dưỡng cho con. Cho trẻ uống đủ nước sẽ giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của bé và tránh được các vấn đề sức khỏe khác phát sinh nắng nóng. Trẻ dưới 6 tháng tuổi thì cần bú sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu, lúc này người mẹ cũng cần uống nhiều nước và ăn rau quả mát để đảm bảo trong thành phần sữa mẹ có nhiều chất dinh dưỡng làm mát cơ thể bé.

Đảm bảo nhiệt độ phòng thoáng mát

Khi nhiệt độ thời tiết lên cao, sử dụng điều hòa đúng cách sẽ giúp duy trì môi trường dễ chịu cho trẻ sơ sinh.

 

Khi dùng điều hòa, phải kiểm tra nhiệt độ phòng (không phải nhiệt độ hiển thị trên điều hòa) đảm bảo không chênh lệch với nhiệt độ môi trường bên ngoài quá 5 độ. Để biết nhiệt độ phòng, mẹ nên dùng nhiệt kế đo phòng hoặc nhiệt kế điện tử có chức năng đo nhiệt độ phòng.

Dùng thêm máy phun sương tạo ẩm để làm ẩm không khí

Không để trẻ sơ sinh nằm thẳng ở nơi luồng hơi lạnh của điều hòa thổi xuống.

Có thể dùng kết hợp điều hòa và một chiếc quạt nhỏ để ở chế độ xoay đi xoay lại giúp không khí trong phòng trẻ lưu thông tốt hơn.

Những lúc thời tiết mát trong ngày (sáng sớm, chiều tối) có thể tắt điều hòa, mở cửa để phòng thông thoáng.

 

Giữ mát cho trẻ ngoài trời

Đảm bảo không để cho bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Hạn chế đưa bé đi ra ngoài vào khi trời nắng, tận dụng những nơi có bóng mát và bóng râm để đưa bé đi qua. Khi đưa bé đi bằng xe đẩy dưới ánh nắng thì cần dùng chiếc ô to và thoáng để che nắng cho bé. Khi ra ngoài trời nắng, dù là buổi tối, hãy luôn đội mũ che đầu cho trẻ. Đầu của bé dễ bị nóng hơn, làm tăng nhiệt độ cơ thể. Che đầu cho bé sẽ giúp bé luôn thoáng mát và dễ chịu.

Nhóm thực phẩm nên ăn trong ngày nóng

Mùa nóng, thời tiết oi bức nên dinh dưỡng cho bé cần các thực phẩm tươi mát để giúp giải nhiệt cho cơ thể. Cho bé ăn nhiều hơn ngày thường nhóm thực phẩm có tính giải nhiệt như: rau dền, rau muống, bí... chúng giúp mang lại cảm giác mát mẻ, đồng thời cung cấp nhiều vitamin, bổ sung chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

Các thực phẩm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, sò, hàu, hến, đậu đỗ… sẽ cung cấp cho bé chất đạm và nhiều dưỡng chất quan trọng như kẽm, sắt, canxi…

 

Trái cây tươi, sữa chua, hành, tỏi, bông cải xanh, cà chua, rau gia vị (tía tô, kinh giới, thì là…) cũng đóng góp cho hệ miễn dịch, sự ngon miệng và giúp trẻ phát triển cơ xương và góp rất tốt cho hệ miễn dịch của trẻ.

Mùa nóng là mùa có nhiều loại trái cây và rau quả như dưa chuột, cà chua, rau diếp, đậu lăng ... giàu vitamin C, carotene và muối khoáng.

Sữa sẽ khiến trẻ ngủ ngon và sâu hơn nhờ chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là canxi, tryptophan, taurin… có tác dụng ổn định thần kinh giúp trẻ thư giãn và dễ ngủ.

Bữa ăn của bé cần chia nhỏ và có nhiều canh rau, ít dầu mỡ... bên cạnh đó các bà mẹ có thể cho bé ăn bổ sung bằng những bữa ăn bổ mát như: chè hạt sen, sữa, sữa chua, bánh flan...

Các chuyên gia cho rằng phải đa dạng chế độ ăn uống của trẻ với đủ các loại trái cây, rau, đậu, ngũ cốc, trứng, thịt, sữa và các thực phẩm khác trong bữa ăn hàng ngày để duy trì cân bằng dinh dưỡng.

 

Cho trẻ ăn thức ăn nhạt, dễ tiêu hóa và ít dầu mỡ…

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm