Cách phòng tránh bệnh tật khi thời tiết chuyển mùa
Sức khỏe răng miệng kém do luyện tập thể thao / 6 vật dụng quen thuộc "siêu bẩn" gây hại cho sức khỏe
Bệnh cúm ra tăng khi thời tiết chuyển mùa. Ảnh minh họa
Vào thời điểm chuyển mùa, không khí thay đổi nhanh chóng, có khi từ trạng thái lạnh, ẩm ướt kéo dài rồi chuyển sang nắng nóng hoặc có khi đang nắng nóng lại mưa đột xuất hoặc gió lạnh. Sự chuyển động nhanh của thời tiết khiến cho cơ thể mỗi người đều khó thay đổi kịp và chắc chắn sẽ rơi vào cảm giá mệt mỏi hoặc mắc các chứng bệnh về xương khớp, về mắt, về hô hấp… Cũng trong điều kiện thời tiết chuyển mùa, nhiều loại côn trùng có hại như ruồi, muỗi, sâu róm, bọ nẹt phát triển mạnh. Đặc biệt, muỗi phát triển sẽ đe dọa tới sức khỏe mỗi người và muỗi có thể làm số người mắc sốt xuất huyết tăng cao.
Phòng tránh rôm sảy
Thời tiết bắt đầu trở nóng và ẩm ướt, các tuyến mồ hôi hoạt động nhiều, làm tắc nghẽn các tuyến mồ hôi, gây viêm các nang tuyến chân lông khiến chúng lồi lên mặt da thành các bọc nước nhỏ, đỏ và ngứa ngáy. Để phòng loại bệnh này, cách đơn giản nhất là nên tắm rửa sạch bằng xà bông hoặc chanh để làm sạch da, ngăn không cho vi khuẩn bám trên lỗ chân lông. Trường hợp nặng hơn và cần thiết thì có thể bôi các loại kem chống viêm chứa corticoide như eumovate, dermovate, temprosone.
Sốt và đau đầu
Chuyển mùa cũng làm cho cơ thể chưa kịp thích nghi, dễ dẫn đến sốt, cảm cúm, đau đầu. Sốt là vấn đề thường gặp nhất vào thời điểm chớm hè, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Rất nhiều trẻ đang chơi bình thường tự nhiên lên cơn sốt, cha mẹ cần chú ý tới việc bù nước và hạ sốt cho trẻ.
Nếu không bù nước tốt, trẻ sẽ bị mất nước điện giải, cộng với thân nhiệt cao sẽ dẫn tới các biến chứng như co giật, hôn mê… đe dọa đến tính mạng của trẻ. Khi bị sốt, người bệnh cần được mặc áo quần mỏng, chườm mát, tắm nước ấm.
Ngộ độc thực phẩm tăng mạnh
Thực phẩm có thể dễ dàng hư hỏng khi thời tiết nóng. Trời ấm áp cũng là mùa sinh nở của ruồi, muỗi… nên rất dễ lây lan các mầm bệnh qua đường tiêu hóa.
Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ để tránh bệnh khi thời tiết chuyển mùa. Ảnh minh họa
Đặc biệt với trẻ nhỏ, cần rất lưu ý phòng tránh, không nên để trẻ bị ngộ độc. Cần chọn những thực phẩm đảm bảo an toàn, vệ sinh. Chế biến thực phẩm đúng cách, ăn nóng ngay khi chế biến, thức ăn thừa cần bảo quản lạnh. Trước khi ăn và chế biến nên rửa tay sạch sẽ.
Dễ bị say nắng
Đây là hiện tượng do nhiệt độ và tia cực tím (tia tử ngoại) của mặt trời gây ra. Tia tử ngoại có khả năng xuyên qua lớp sừng của da tới hạ bì gây cháy da (bỏng độ I) và say nắng.
Nó còn có tác hại trực tiếp lên gen, kéo theo các đột biến có đặc tính di truyền; làm gia tăng sự lão hóa, tạo điều kiện cho ung thư xuất hiện. Nhiệt độ cao làm giãn mạch não gây ra tăng áp lực sọ và làm nhức đầu, có thể kèm theo nôn mửa hay hôn mê, co giật do ức chế vỏ não – làm tăng các hoạt động thần kinh tự động dưới vỏ não.
Để phòng tránh cần không nên ở ngoài nắng quá lâu, nhất là trong khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều.
Nên uống nhiều nước và ăn những thức ăn có thể hỗ trợ cơ thể chống lại các ảnh hưởng của ánh nắng và chống sự ôxy hóa như: các thức ăn giàu caroten (dưa hấu, dưa vàng, rau ngò, cải bó xôi…), vitamin E (dầu đậu nành, hạt điều, hạt dẻ…), vitamin C (trà xanh, trái cây tươi, rau cải xanh…).
Đề phòng sốt xuất huyết
Bệnh lây lan do muỗi đốt, vì thế thường gặp ở những nơi đông dân cư, vệ sinh môi trường kém. Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường sốt cao, đau mỏi người, đau đầu, sau đó các triệu chứng xuất huyết dần xuất hiện. Xuất huyết có thể tự nhiên dưới dạng chấm, nốt, bầm tím hoặc chảy máu cam, chân răng… Nếu không được điều trị đúng và đầy đủ rất dễ trụy mạch và tử vong.
Với căn bệnh này không gì tốt hơn là phun thuốc diệt muỗi, phát quang bụi dậm, mắc màn trước khi đi ngủ.
Bệnh đau mắt ra tăng
Nhiệt độ tăng cao có thể làm cho mắt bị khô, kết hợp với bụi và khói ô nhiễm, khiến cho mắt dễ bị đỏ và đau. Phòng bệnh bằng cách luôn bảo vệ cho mắt khỏi khói, bụi bằng cách đeo kính mát, bịt khẩu trang khi ra đường.
Nên sử dụng các loại sữa chua có nhiều lợi khuẩn, giúp cho tiêu hóa tốt hơn. Ảnh minh họa
Mỗi ngày nên dùng nước muối sinh lý 0,9% để rửa mắt hàng ngày sau khi đi bụi, tiếp xúc với hóa chất, nước hồ bơi… Không đưa tay lên dụi mắt hoặc quệt vào mắt. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
Lưu ý bệnh sởi và tiêu chảy
Những trẻ chưa có hoặc không có đủ đáp ứng miễn dịch với sởi thường rất dễ mắc bệnh khi tiếp xúc với nguồn lây.
Các biểu hiện đặc trưng của sởi bao gồm viêm long kết mạc mắt, niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa, sau đó phát ban đặc hiệu ngoài da, thường để lại nhiều biến chứng nặng cho trẻ em nếu không được điều trị kịp thời.
Đề phòng bằng cách, đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ. Khi phát hiện có trẻ mắc sởi, cần cách ly trẻ bệnh với các trẻ lành. Người chăm sóc trẻ bệnh phải rửa tay trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ lành.
Còn về tiêu chảy, tác nhân gây tiêu chảy có thể là vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn (lỵ, thương hàn, tả…) hoặc virút, nấm… Để phòng tránh, không ăn uống thực phẩm kém chất lượng, hoa quả cần rửa sạch và gọt vỏ trước khi ăn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hậu quả nặng nề do nam sinh cấp 2 chế pháo nổ tại nhà gây ra
Mua mứt tết, bánh kẹo tết thủ công ngày Tết; Nên hay không?
Bí mật chấn động phía sau Phạm Thị Huyền Trang, kẻ lên kịch bản vụ lừa đảo 1.000 tỷ đồng vừa bị bắt
Bắt đầu từ ngày 26/1, 3 con giáp sẽ gặp vận may siêu lớn, tài lộc ập đến, tiền tài không đếm xuể
Cánh cửa vận may mở ra, vận may tốt lành sẽ đến vào tuần sau, bạn sẽ bắt đầu giàu có, thu thập phước lành và có nhiều niềm vui hơn
Ngày giờ tốt nhất để cúng Tất niên đón năm mới Ất Tỵ 2025 để rước tài lộc, cầu bình an cho gia chủ