Đời sống

Hành hạ sức khỏe nếu ăn bừa khi đói

Khi đói mọi thức ăn đều trở nên hấp dẫn, nhưng cần thận trọng với những đồ ăn gây hại cho dạ dày.

Những tác hại không ngờ từ các loại thuốc giảm đau / Tác hại của hạt chia có thể bạn chưa biết

Chuối tiêu

Một số người thường ăn kiêng bằng cách mỗi sáng ăn một quả chuối tiêu và uống một cốc nước. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không khoa học. Chuối chứa nhiều vitamin C, các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là magiê. Vitamin C cũng là một dạng axit nhẹ, nếu đưa vào cơ thể khi đói sẽ gây tổn hại cho dạ dày và càng gây nên cảm giác cồn cào, khó chịu.

Ảnh minh họa.

Ngoài ra, bổ sung ma-giê khi đói sẽ phá vỡ cân bằng lượng magiê và sắt, gây ức chế cho quá trình sản sinh trong cơ thể, phá vỡ sự cân bằng canxi – ma giê trong máu, gây hại cho hệ tim mạch của bạn.

Cam, quýt

Cam và quýt là 2 loại quả rất giàu vitamin C, các axit hữu cơ. Nếu ăn khi đói sẽ càng làm tăng lượng axit trong dạ dày và phản ứng với các dịch vị gây cảm giác khó chịu và nôn mửa.

Dứa

Dứa giàu enzyme mạnh, ăn dứa lúc đói sẽ làm tổn thương dạ dày và giảm thành phần dinh dưỡng trong dứa. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, loại quả này tốt nhất nên ăn sau bữa ăn mới hấp thụ được tốt.

 

Cà chua

Trong quả cà chua có rất nhiều axít và một số thành phần dễ hòa tan. Nếu đang bị đói, bạn ăn cà chua thì các thành phần của cà chua sẽ phản ứng với axít trong dạ dày, tạo thành khối đặc cứng khó tiêu, dễ gây đau bụng.

Tỏi

Tỏi là thực phẩm có rất nhiều công dụng. Tuy nhiên, nếu bạn ăn tỏi khi đói lại có hại cho sức khỏe, gây viêm, rát niêm mạc dạ dày và ruột.

 

Đường

Khi đói bụng, nếu bạn ăn quá nhiều đường sẽ khiến lượng đường trong máu đột ngột tăng cao. Bởi trong thời gian ngắn cơ thể sẽ không thể tiết đủ insulin để duy trì mức độ bình thường của lượng đường trong máu, khiến đường huyết đột ngột tăng cao, dễ gây chứng mất ngủ. Ngoài ra, đường cũng là loại thực phẩm có tính axit. Ăn đường lúc đói, còn làm phá với sự cân bằng axit-base và sự cân bằng của các loại vi sinh vật, ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Sữa

Sữa chứa lượng lớn protein. Nhưng nếu uống sữa khi đói, các protein sẽ bị ép tham gia quá trình tiêu thụ nhiệt năng. Khi ấy, sữa sẽ không còn tác dụng bổ sung dinh dưỡng. Do đó, cách uống sữa đúng nhất trong lúc đói là kết hợp nó cùng đồ ăn nhẹ như bánh mì hay các loại thực phẩm có chứa bột.

Sữa bò và sữa đậu nành

 

Sữa bò và sữa đậu nành có chứa hàm lượng lớn protein. Nhưng nếu uống sữa khi đói, protein trong sữa sẽ chuyển hóa thành nhiệt năng. Điều này đồng nghĩa với việc nguồn dinh dưỡng trong sữa sẽ bị giảm thiểu, bị mất tác dụng. Khi đó, không những không giảm được cảm giác đói mà còn làm lãng phí các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.

Rượu

Rượu – kẻ thù chính của dạ dày, là nguyên nhân gây nên các bệnh viêm loét dạ dày. Hơn thế nữa, người uống rượu sẽ có nguy cơ bị giảm lượng đường trong máu (hạ đường huyết), dẫn đến tụt huyết áp đột ngột, gây hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, mồ hôi lạnh, nghiêm trọng hơn là mê man bất tỉnh, thậm chí có thể tử vong. Uống rượu cồn khi đói, đặc biệt là các loại rượu cồn nặng, sẽ khiến bạn dễ bị ngộ độc cồn cấp tính, nôn mửa, đau dạ dày và thậm chí bị choáng.

Trà

Uống trà là thói quen phổ biến của rất nhiều người. Đặc biệt với người già, đó là thú vui. Tuy nhiên, nếu uống trà không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng không tốt với cơ thể.

 

Uống trà khi đói, dịch vị dạ dày sẽ bị loãng đi, làm giảm tác dụng tiêu hóa thức ăn của dạ dày. Nếu uống nhiều trà có thể gây ra hiện tượng “say trà” với các biểu hiện: chóng mặt, mệt mỏi, đứng không yên và luôn có cảm giác chênh vênh. Để có thể tận hưởng được vị ngon, cảm giác thảnh thơi của thú thưởng trà, bạn nên uống trà sau bữa ăn khoảng 1 – 2 giờ.

Đồ uống lạnh

Khi đói, dạ dày bạn trống rỗng, uống nước lạnh có thể làm thành dạ dày co lại, khiến dạ dày không còn khả năng hoạt động.Hiện tượng kéo dài sẽ gây ra phản ứng enzim, làm nảy sinh bệnh về dạ dày – ruột. Điều này đặc biệt nghiêm trọng đối với những phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm