Đời sống

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong mùa hè

Nhiệt độ mùa hè là một trong những nguyên nhân khiến thức ăn dễ bị hỏng và gây ngộ độc thực phẩm nhất. Đó là lý do chúng ta phải đặc biệt cảnh giác với điều kiện thời tiết này.

4 thực phẩm giúp đường ruột sạch bong, cặn bẩn cứng đầu đến mấy cũng bị đánh bật / Những thực phẩm ngăn ngừa thiếu máu cho người ăn chay

Ngộ độc thực phẩm hay còn được quen gọi với cái tên ngộ độc thức ăn, trúng thực. Đây là tình trạng gặp phải do ăn, uống thức ăn, nước uống nhiễm độc, nhiễm khuẩn, hay các loại thực phẩm đã bị ôi thiu, biến chất, có chất phụ gia, chất bảo quản...

Ngộ độc làm nguy hại đến sức khỏe con người, thậm chí có thể gây tử vong. Ở mức độ nhẹ, ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, sốt... Người bệnh có thể thấy khát nước, khô miệng, chóng mặt, nước tiểu ít, vàng sẫm... Khi bệnh tiến triển nặng, bệnh nhân có thể có các triệu chứng như sốt trên 38,50C không giảm, nôn, đi tiểu ra máu, tiêu chảy trên 6 lần/ngày...

Tại sao thực phẩm dễ gây ngộ độc trong mùa hè?

Nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè là nguyên nhân chính khiến thực phẩm dễ bị hỏng và gây ngộ độc. Một mặt, đó là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn và nấm phát triển. Mặt khác, chính các loại thực phẩm cũng có thể biến tính để sinh ra độc tố. Các sản phẩm phân hủy này thì tồn tại ngay cả sau khi bạn đã nấu chín thực phẩm.

Theo Cơ quan Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), thực phẩm để trong khoảng nhiệt độ nguy hiểm (từ 4 – 60 độ C) quá lâu dễ khiến bạn bị ngộ độc. Nếu không được bảo quản trong tủ lạnh, thức ăn sau khi nấu để ngoài trong 2 giờ đã có thể bị hỏng. Trong những ngày hè khi nhiệt độ trên 32 độ C, thức ăn chỉ được phép để ở ngoài không quá một 1 tiếng đồng hồ.

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong mùa hè

Ảnh minh họa

Theo báo cáo năm 2017, cả nước ta đã ghi nhận được 139 vụ và 3.869 người mắc ngộ độc thực phẩm trong mùa hè, so với năm 2016 thì đã giảm 438 ca và 27 vụ.

Tuy nhiên thì số ca tử vong lại tăng lên 12 người là 24 ca tử vong so với năm 2016.

Sang đến quý I của năm 2018, trên cả nước số ca ngộ độc thực phẩm mắc khi chưa tới mùa hè đã có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng. Cụ thể, tính đến hết quý I đã có 233 ca mắc trên tổng số 12 vụ, trong đó có 3 bệnh nhân đã tử vong.

Chính vì những lý do đó mà phòng tránh ngộ độc thực phẩm như thế nào càng là một vấn đề bức thiết hơn bao giờ hết.

Nhận biết thực phẩm ôi thiu, gây ngộ độc

 

Bạn có thể dùng cảm quan thông thường qua mùi vị, màu sắc, xúc giác để phát hiện thực phẩm đã bị hỏng. Thực phẩm hay đồ ăn có mùi hôi, chua và khó chịu là dấu hiệu chắc chắn bạn không nên ăn chúng.

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong mùa hè

Ảnh minh họa

Khi thực phẩm xuất hiện các đốm màu trắng, đen, xanh lá bất thường, nó có thể đã bị vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập. Thực phẩm bị biến tính, chẳng hạn như rau của quả bị nhũn ra là một dấu hiệu chúng đã bị thối rữa.

Khi nghi ngờ thực phẩm có thể gây ngộ độc, bạn không nên tiếp tục ăn chúng.

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm

Sau khi ăn phải thực phẩm bị hỏng, các triệu chứng của ngộ độc có thể xuất hiện trong vòng 1-3 giờ. Điển hình nhất là buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị sốt, đau đầu, các biểu hiện của tình trạng mất nước do tiêu chảy như môi khô, mắt trũng, khát, mạch nhanh, thở nhanh.

Trong trường hợp ngộ độc nặng, nạn nhân có thể bị loạn thân nhiệt, sốt cao, co giật, trụy mạch, sốc nhiễm khuẩn thậm chí tử vong.

Làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm?

Khi phát hiện hoặc nghi ngờ ai đó bị ngộ độc thực phẩm, điều đầu tiên bạn cần phải làm là ngừng ăn thực phẩm nghi ngờ và niêm giữ lại toàn bộ (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu…) để sau có thể xác minh nguồn gốc độc tính.

Nếu bệnh nhân tỉnh táo và chưa ăn quá lâu, cần nhanh chóng gây nôn để loại bỏ thức ăn ra ngoài. Cách gây nôn hiệu quả là cho uống một cốc nước muối pha loãng rồi dùng tay móc họng, ngoáy họng để bệnh nhân nôn.

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong mùa hè

Ảnh minh họa

Trong trường hợp khẩn cấp, có thể chỉ cần uống một cốc nước lọc rồi lấy ngón trỏ tay đè vào gốc lưới, ép cơ thể nôn được càng nhiều thức ăn trong dạ dày càng tốt. Tuy nhiên, nếu nạn nhân ngộ độc có biểu hiện nặng như co giật, tuyệt đối không gây nôn vì có thể khiến họ bị sặc, nguy hiểm đến tính mạng.

Cần đưa nạn nhân tới bệnh viện khi có một trong số các triệu chứng ngộ độc nặng như sốt cao, đau bụng dữ dội, tiêu chảy không ngừng, mất nước nặng hoặc phân có máu…

Nếu nạn nhân ngộ độc chỉ biểu hiện triệu chứng như mệt mỏi và tiêu chảy nhẹ, có thể cho họ nằm nghỉ tại nhà và theo dõi. Nên cho bệnh nhân uống dung dịch oresol để bù nước cho cơ thể.

Cách tốt nhất vẫn là phòng tránh

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm cần phải được thực hiện nhất quán và xuyên suốt với nhiều bước. Từ lựa chọn nguyên liệu, chế biến và bảo quản thực phẩm.

Đầu tiên, bạn phải đảm bảo các nguyên liệu như thịt, cá, trứng, rau, củ, quả mà mình mua về đảm bảo vệ sinh, còn tươi và chưa bị hỏng. Nếu mua về không chế biến ngay, bạn cần để thực phẩm vào tủ lạnh để bảo quản.

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong mùa hè

Ảnh minh họa

Khi chế biến, hãy rửa sạch tay trước khi sơ chế bất kỳ thực phẩm nào, và sau khi chạm vào thịt hoặc hải sản sống. Thực phẩm cần phải được nấu chín đều, tránh ăn thức ăn tái hoặc gỏi sống.

Thực phẩm sau khi nấu tốt nhất nên ăn ngay, tránh để ngoài trời quá lâu. Sau khi ăn còn thực phẩm thừa, bạn cần để chúng vào tủ lạnh để bảo quản. Lưu ý, khi để thực phẩm đã nấu chín vào tủ lạnh, không được để chúng bên cạnh hoặc cùng ngăn với thực phẩm, nguyên liệu sống còn thừa.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm