Cách sử dụng đinh lăng làm thuốc chữa tắc sữa, tê thấp, viêm gan
Theo quan niệm cổ truyền, đinh lăng có vị ngọt, tính mát. Có tác dụng thông kinh hoạt lạc, bồi bổ khí huyết. Lá đinh lăng có vị đắng, thanh nhiệt, giải độc, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ… Nói chung toàn bộ cây đinh lăng đều có tác dụng chữa bệnh từ lá, cành, rễ và vỏ cây. Xin giới thiệu một số vị thuốc từ đinh lăng.
*Chữa bệnh thiếu máu: Đinh lăng dùng rễ, hoài sơn, ý dĩ, hoàng linh, thục địa: Mỗi vị 100g, tam thất 20g. Tất cả các vị trên được tán nhỏ thành bột hỗn hợp sắc lên uống trong ngày. Dùng cho những trường hợp người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, ăn ngủ kém, người gầy da xanh, hồng cầu thiếu, huyết sắc tố thấp…
*Chữa viêm gan: Rễ cây đinh lăng 1g, nhân trần 20g, ý dĩ 16g, chi tử. Hoài sơn, bạch biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12g, uất kim, nghệ, ngưu tất mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng trong các trường hợp viêm gan, xơ gan, vàng da, vàng mắt, đau tức hạ sườn phải, ăn uống không thấy ngon, sợ mỡ, nước tiểu vàng, phân bạc màu…
* Chữa ho lâu ngày: Rễ đinh lăng, bách bộ, rễ cây dâu, nghệ vàng, lá cúc tần, mỗi vị 8g, củ xương bồ 6g, gừng khô 4g. Tất cả cho vào ấm sắc với 1 lít nước khi cạn còn 300ml uống trong ngày chia 2 lần. Dùng cho các trường hợp ho khan, ho gió, ho do lạnh, do viêm đường hô hấp. Uống đều đặn khi nào khỏi thì dừng.
*Chữa bệnh tê thấp: Dùng thân cành đinh lăng chặt ngắn rửa sạch 25-30g cho vào sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Có thể kết hợp cả rễ cây xấu hổ, lá cúc tần và cam thảo dây. Tất cả sắc với 6 bát nước, còn 3 bát uống trong ngày chia 3 lần. Dùng trong các trường hợp đau nhức xương khớp do thoái hóa khớp, gai đốt cột sống, viêm đa khớp dạng thấp, uống kiên trì kết quả tốt.
*Chữa tắc tia sữa: Rễ và lá đinh lăng 30-40g rửa sạch chặt ngắn, sắc 500ml còn bã đắp vào bên vú bị tắc.
Dùng trong các trường hợp sữa căng sau sinh sữa đặc, tắc tuyến sữa. Uống 3-5 ngày là sữa thông. Kết hợp xoa bóp thêm.
Tóm lại: tác dụng của cây đinh lăng có rất nhiều. Rễ cây làm thuốc bổ, lợi tiểu, nâng cao thể trạng. Lá cây chữa cảm sốt, chống viêm, chống sưng nề. Toàn thân cây chữa đau xương khớp tê bì. Đây là vị thuốc quý trong nền y học cổ truyền.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn