Đời sống

Cách tạo động lực cho trẻ

Động lực để tìm hiểu về thế giới xung quanh của bé bắt đầu từ giai đoạn sơ sinh. Loại động lực này có thể được khuyến khích bởi những trải nghiệm mà người lớn cung cấp cho trẻ em.

8 cách 'hô biến' căn bếp nhỏ trở nên rộng rãi / Làm gì khi vợ không tôn trọng tôi?

Cách tốt nhất để thúc đẩy trẻ em là gì? Động lực nội tại để tìm hiểu về thế giới xung quanh chúng ta bắt đầu từ giai đoạn sơ sinh. Loại động lực này có thể được khuyến khíchbởi những trải nghiệm mà người lớn cung cấp cho trẻ em. Nghiên cứu tâm lý chỉ ra một loạt các phương pháp tiếp cận đầy hứa hẹn mà cha mẹ có thể sử dụng để thúc đẩy động lực tích cực và học tập trong quá trình phát triển của trẻ. Dưới đây là những phương pháp đó.

Ảnh minh hoạ.

Làm theo hướng dẫn của trẻ

Trẻ sơ sinh phản ứng một cách tự nhiên đối với các đồ vật và sự kiện mới lạ. Chúng không có những ứng xử bất thường khi thấy những điều quen thuộc, nhưng thường tươi cười và nghịch ngợm không ngừng với những điều mới. Điều này đôi khi được gọi là “hiệu ứng Goldilocks”: mọi thứ thú vị khi chúng mới lạ, nhưng không quá mới lạ. Khi tiếp xúc với trẻ sơ sinh, hãy để ý xem chúng chú ý đến điều gì và những tương tác này sẽ nói lên sở thích của chúng.

Khơi gợi trí tò mò

Ngay cả trẻ sơ sinh cũng tìm cách khám phá các đồ vật, đặc biệt là những đồ vật hoạt động theo những cách khác biệt. Khi làm rơi hoặc ném thứ gì đó xuống sàn, trẻ em thường cố gắng xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo để hiểu hơn về những thứ xung quanh mình. Vì vậy, hãy cung cấp cho trẻ những cơ hội để tương tác với các đồ vật mới, và để chúng dẫn dắt và học hỏi.

Khuyến khích sự khám phá từ việc vui đùa

 

Khi có cơ hội, trẻ em ở mọi lứa tuổi sẽ tham gia chơi đùa một cách tự nhiên. Các thành phần của vui chơi chính xác là những yếu tố thúc đẩy việc học tập, bởi lẽ nó tạo cơ hội cho những trải nghiệm mới lạ và giúp trẻ học hỏi từ người khác. Vui chơi còn đòi hỏi sự tham gia tích cực và nó có thể củng cố các mối quan hệ xã hội cho con và giảm sự căng thẳng. Khi cuộc sống bận rộn hoặc hỗn loạn, có thể khó tìm được thời gian và không gian để khuyến khích trẻ vui chơi, nhưng đây là một khía cạnh quan trọng của sự phát triển.

Ưu tiên giao tiếp xã hội trong quá trình học

Trong thời đại kỹ thuật số, có rất nhiều ứng dụng giáo dục dựa trên máy tính được thiết kế cho trẻ em, ngay cả khi trẻ mới 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, ngay cả những ứng dụng được thiết kế tốt nhất và hiệu quả nhất cũng không thể thay thế các tương tác xã hội trong đời thực với người lớn và bạn bè đồng trang lứa. Trong một nghiên cứu, trẻ sơ sinh học các yếu tố của ngôn ngữ hiệu quả hơn khi đối mặt với giáo viên hoặc qua video. Nghiên cứu gần đây cho thấy trẻ nhỏ có thể học hỏi từ các phương tiện kỹ thuật số, chẳng hạn như máy tính bảng hay màn hình cảm ứng, nhưng tương tác xã hội trong trải nghiệm học tập này dường như là một yếu tố không thể bị thay thế.

Tạo ra những thách thức vừa tầm với

Trẻ em có động lực để làm việc hướng tới các mục tiêu có thể đạt được. Ngay từ khi còn nhỏ, bạn nên giữ động lực cho con bằng cách tạo ra những thách thức có khả năng thành công cao. Họ mất động lực khi phải làm một nhiệm vụ quá dễ dàng, nhưng cũng tương tự với những công việc quá khó đến mức không thể vượt qua. Những trò chơi điện tử khai thác nguyên tắc cơ bản này của việc giữ động lực một cách hiệu quả, liên tục tăng mức độ thử thách dựa trên thành tích của từng trẻ. Vì vậy, bạn không nên cấm trẻ chơi điện tử, nhưng hãy cho con biết đâu là giới hạn được cho phép. Sau đó, bạn có thể tạo ra những thử thách cho con dựa vào khả năng hiện tại của chúng, và tăng dần độ khó sau khi chúng tốt hơn.

 

Cho trẻ quyền tự quyết

Trẻ em có động lực hơn khi chúng có quyền tự quyết ở một mức độ nào đó và có thể chọn theo đuổi các nhiệm vụ có ý nghĩa đối với chúng. Khi chúng có sự lựa chọn về các dự án, hoặc ít nhất là một chút lung túng về cách hoàn thành nhiệm vụ, thì trẻ có nhiều khả năng sẽ tiếp tục tham gia hơn.

Đừng để phần thưởng là động lực cho trẻ

Khi trẻ bất ngờ được thưởng cho một nhiệm vụ gì đó, chúng có thể chỉ bắt đầu làm khi chúng biết rằng sau đó sẽ có một phần quà bất ngờ nếu hoàn thành. Bất cứ khi nào có thể, hãy khai thác sự tò mò và xu hướng tự nhiên của trẻ để làm việc hướng tới một mục tiêu có thể đạt được, thay vì hứa hẹn một phần thưởng./.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm