Cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
3 sai lầm khiến chị em bị nọng cằm / Tất cả những gì bạn cần biết về cơn đột quỵ
Thay đổi đĩa ăn của bạn
Dùng đĩa thức ăn nhỏ làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường. Nguồn ảnh: Internet
"Một thay đổi đơn giản có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường là thay thế bất kỳ đĩa và ly lớn nào bạn dùng để ăn ở nhà bằng những chiếc đĩa nhỏ hơn. Chúng ta có xu hướng ăn những gì trước mắt và ăn quá nhiều làm tăng nguy cơ một người sẽ mắc bệnh tiểu đường trong tương lai. Hãy thu nhỏ những chiếc đĩa đó lại, và hệ thống nội tiết của bạn sẽ biết ơn”, bác sĩ Chirag Shah (Mỹ) nói.
Chọn thực phẩm giàu magiê
"Magiê đóng một vai trò quan trọng trong việc bài tiết và chức năng của insulin; nếu không có nó, bệnh tiểu đường loại 2 là không thể tránh khỏi. Thiếu magiê có thể đo lường được phổ biến ở bệnh tiểu đường và trong nhiều biến chứng của nó, bao gồm bệnh tim, tổn thương mắt, cao huyết áp và béo phì . Khi điều trị bệnh tiểu đường bao gồm magiê, những vấn đề này sẽ được ngăn ngừa hoặc giảm thiểu. Thực phẩm giàu magiê bao gồm các loại rau lá xanh sẫm như cải xoăn, cải Thụy Sĩ, rau bina (cải bó xôi) và các loại hạt như hạt bí ngô và hồ đào", bác sĩ Shah cho biết.
Phòng bệnh tiểu đường bằng chất xơ
Ăn nhiều chất xơ rất có lợi cho sức khỏe đường ruột và giúp kiểm soát cân nặng hợp lý. Nghiên cứu ở những người béo phì, người cao tuổi và tiền tiểu đường đã chỉ ra rằng ăn nhiều chất xơ giúp giữ lượng đường trong máu và insulin ở mức thấp.
Chất xơ có thể được chia thành hai dạng:
Chất xơ hòa tan: Trong hệ tiêu hóa, chất xơ hòa tan và nước kết hợp tạo thành dạng gel. Gel này giúp giảm lượng thức ăn được hấp thụ giúp đường máu không tăng quá nhanh.
Chất xơ không hòa tan: Chất xơ không hòa tan có thể giúp hạ đường huyết và phòng bệnh tiểu đường.
Phần lớn các loại thức ăn không qua chế biến có nguồn gốc thực vật chứa chất xơ. Bạn hãy tìm hiểu top 10 thực phẩm giàu chất xơ để chọn những loại thực vật có nhiều chất xơ nhất.
Năng động hơn để phòng bệnh tiểu đường
Nếu bạn muốn ngăn ngừa bệnh tiểu đường, bạn nên tránh tình trạng để bản thân thụ động.
Nếu bạn không hoặc ít hoạt động thể chất và ngồi suốt ngày, điều này sẽ dẫn tới một lối sống ít vận động và làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường. Một phân tích của 47 nghiên cứu cho thấy rằng những người có lối sống ít vận động có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 91%.
Thay đổi lối sống thụ động không hề khó. Bạn có thể làm những việc đơn giản như đứng lên, ra khỏi bàn và đi bộ trong vài phút mỗi giờ. Bạn cũng nên đặt ra mục tiêu thực tế, ví dụ như đứng lên khi nói chuyện trên điện thoại hoặc đi cầu thang thay vì đi thang máy.
Giữ đường huyết trong khoảng an toàn cho phép
Người bị tiểu đường phải kiểm soát được đường huyết kể cả trước và sau bữa ăn, không làm tăng đường máu nhiều sau ăn và đường máu cũng không được hạ lúc xa bữa ăn.
Theo hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, đối với bệnh nhân tiểu đường nên duy trì đường huyết ở mức sau:
Trước ăn: 90-130mg/dl (5,0 - 7,2mmol/l); sau ăn 1- 2h; < 180mg/dl="">
Để làm được điều này, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
Phải ăn uống điều độ, đúng giờ, không để quá đói nhưng cũng không ăn quá no.
Nên chia nhỏ bữa ăn (ít nhất 4 bữa). Người bệnh cũng nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.
Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mẹ chồng rình rập giữa đêm, sốc nặng khi phát hiện sự thật động trời về cô con dâu "ăn bám"
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Loại hạt được ví như ‘hạt trường sinh’, xưa ở Việt Nam rụng đầy gốc nay trở nên đắt đỏ cả thế giới yêu thích