Cách trồng gừng tại nhà cho củ vừa to vừa mập, tha hồ ăn quanh năm không hết
Mẹo làm cá nục chiên giòn không tanh, giàu dinh dưỡng / Bỏ túi 5 mẹo phong thủy đơn giản để hóa giải vận hạn, nghênh đón thần tài về cho cả gia đình
Đất trồng
Gừng là loại cây ưa đất tơi xốp, nhiều mùn và có độ pH từ 6-7,5. Bạn có thể mua sẵn hoặc trộn đất với vỏ trấu, xơ dừa, phân bò, phân gà, phân chim, vịt ngan ngỗng, phân cá, phân trùn quế…
Chọn gừng giống

Ảnh minh họa
Chọn những củ to, mập, bề mặt sáng bóng, không non, không già, không sâu bệnh.
Mật độ trồng gừng
Để cây gừng phát triển tốt nhất, đảm bảo sản lượng thì nên trồng cây cách cây 30cm, hàng cách hàng 40 – 50 cm. Đặt giống sâu 5 – 7 cm.
Tiến hành ủ giống từ 7-10 ngày (có thể lâu hơn tùy thuộc vào điều kiện thời tiết của từng địa phương). Đến khi xuất hiện u mầm sinh trưởng thì đem ra tách (cắt hom) thành những đoạn củ (thân ngầm) có trọng lượng 50-60g, dài 2-4cm. Mỗi đoạn thân củ có 1-2 u mầm. Mỗi kg củ giống cắt được khoảng 10-16 hom giống.

Ảnh minh họa
Củ gừng giống đem trải đều ra một mặt phẳng phủ rơm, rạ nơi thoáng mát và duy trì ẩm độ. Cứ 2 ngày kiểm tra và tưới nước một lần để giữ ẩm cho giống ra mầm nhanh.
Trong quá trình ủ quan sát thấy mầm sinh trưởng phát triển dùng tay bẻ thành những hom có độ dài 2-3cm, mỗi đoạn thân củ ít nhất có 1-2 mầm sinh trưởng. Khi thấy hom xuất hiện mầm sinh trưởng thì đem trồng.
Đặt hom vào giữa dụng cụ trồng, mầm hướng lên trên, sau đó phủ lớp đất mịn mỏng và tưới nước giữ ẩm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn ăn 1 gói mì tôm mỗi ngày?
Tài khoản ngân hàng của bạn có dấu hiệu này, rất có thể nó đang bị chiếm quyền kiểm soát
Ớt: Gia vị cay nồng hay 'siêu thực phẩm' có lợi cho sức khỏe?
Cà chua – 'Trái vàng' trong thế giới ẩm thực và dinh dưỡng
Nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè 2025: Trải nghiệm ‘sang-xịn-mịn’ chỉ cách Hà Nội một giờ lái xe

Bí kíp mix đồ cho nàng chân to: Che khuyết điểm khéo léo, tôn dáng tuyệt đối