Đời sống

Cách xử lý khi bị say nắng, say nóng bạn phải biết

Bạn ghi nhớ những cách dưới đây để xử lý tính trạng bị say nắng hiệu quả tại nhà nhé.

Đi làm về, tôi kinh ngạc khi thấy người yêu cũ đang bế con mình / Quyết li hôn chồng dù chồng giàu có chỉ vì một câu nói của anh

Nguyên nhân khiến bạn bị say nắng và say nóng

Say nắng

say nắng

Ảnh minh họa.

Khi lao động hoặc đi quá lâu ngoài trời nắng, nhiều tia nắng sẽ chiếu thẳng vào vùng cổ gáy. Dưới tác dụng liên tục của ánh sáng mặt trời gay gắt, trung tâm điều hòa thân nhiệt cơ thể sẽ bị chấn động làm rối loạn điều hòa thân nhiệt cùng với hiện tượng mất nước cấp của cơ thể. Như vậy say nắng thường biểu hiện bệnh nặng ngay từ đầu, có thể có nhiều dấu hiệu thần kinh sớm, rất rõ tổn thương có thể hồi phục hoặc không hồi phục. Một số trường hợp có thể có tụ máu dưới màng cứng và trong não.

Say nóng

Là tình trạng mất nước toàn thể kèm theo rối loạn điều hòa thân nhiệt, rối loạn vận mạch mà bản chất là do trung tâm điều hòa thân nhiệt không thích ứng với điều kiện thời tiết xung quanh. Ánh nắng mặt trời và sức nóng là 2 tác nhân vật lý có thể gây stress với cơ thể. Khi nhiệt độ ngoài trời quá cao, cùng với việc phải phơi mình quá lâu dưới ánh nắng mặt trời hoặc phải làm việc trong điều kiện môi trường nhiệt độ cao nóng bức (hầm lò, trong phòng kín...), hoặc hoạt động thể lực quá sức ở người trẻ (chơi các môn thể thao cường độ cao, làm việc nặng nhọc kéo dài)... sẽ dẫn đến hiện tượng lượng nhiệt sinh ra và lượng nhiệt hấp thu lớn hơn nhiều so với lượng nhiệt cơ thể tỏa ra môi trường xung quanh. Do đó trong say nóng, tình trạng mất nước toàn thể là chủ yếu.

Xử trí khi bị say nắng

Khi gặp nạn nhân bị say nắng, say nóng, cần khẩn trương tiến hành những biện pháp sơ cứu ngay lập tức:

 

- Mau chóng tiến hành ngay giảm thân nhiệt cho nạn nhân: Cấp tốc chuyển nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo. Quạt mát cho người bị nạn - nếu có 2 - 3 người cùng quạt mạnh càng tốt. Dùng khăn tẩm nước mát lạnh hoặc nước đá lau chườm khắp người, nhất là ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn, cổ để làm hạ thân nhiệt. Phải liên tục thay khăn, nhúng lại vào nước mát lạnh. Hoặc cũng có thể phun nước lạnh vào người nạn nhân, nhưng chú ý tránh phun vào mũi, miệng.

- Cho uống nhiều nước để bù nước và chất điện giải: Uống nước trà loãng hoặc nước lọc có pha đường muối (tỉ lệ 8g đường/1g muối), tốt nhất là uống nước oresol.

- Trong trường hợp nặng (nạn nhân không uống được, rối loạn ý thức các mức độ, hôn mê…) thì phải khẩn trương chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân. Tại các trung tâm y tế, nạn nhân sẽ được truyền bù nước và chất điện giải, cũng như các biện pháp hỗ trợ khác. Nếu sốt cao có thể dùng paracetamol để hỗ trợ hạ sốt. Nếu có co giật sẽ được dùng thuốc chống co giật…

Phòng tránh say nắng, say nóng

Để phòng ngừa, không làm việc quá lâu ngoài trời nắng, hoặc trong môi trường nóng bức cũng như tránh các hoạt động thể lực quá sức. Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt là các công xưởng, hầm lò … Không ở nơi nóng bức quá lâu, khi phải hoạt động liên tục từ 45 đến 60 phút thì phải nghỉ giải lao 10 - 15 phút. Nếu làm việc ở môi trường nhiệt độ cao phải có quần áo chuyên dụng. Khi lao động ngoài trời nắng cần phải đội nón hoặc mũ rộng vành. Không để da, nhất là đầu, mặt, cổ gáy trực diện tiếp xúc lâu với ánh nắng. Tránh làm việc quá sức ở ngoài trời nắng, nếu phải thường xuyên làm việc ngoài nắng thì cứ sau một khoảng thời gian lại vào chỗ râm mát nghỉ giải lao. Lao động nơi nắng, nóng mất rất nhiều mồ hôi, cần phải uống nhiều nước có pha muối, tốt nhất là oresol để bù nước và chất điện giải cho cơ thể. Đối với trẻ em, người cao tuổi, người bị bệnh lâu ngày, người uống rượu… không nên phơi nắng, nóng lâu.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm