Cẩn thận với 2 kiểu ăn lẩu nguy hiểm hầu như người Việt nào cũng mắc phải
Nhân viên nhà hàng tiết lộ 4 món không nên gọi khi ăn lẩu / Đại kỵ khi ăn lẩu khiến dinh dưỡng "bốc hơi", chất độc ngấm ngược trở lại, nhiều người ăn sai mà không biết
Trong những ngày nhiệt độ xuống thấp như mùa dông, chúng ta sẽ không thể nào cưỡng lại sức "cuốn hút" của những nồi lẩu ấm nóng, thơm phức với nhiều nguyên liệu ngon hấp dẫn. Có rất nhiều những món lẩu khác nhau như lẩu riêu, lẩu bò, lẩu ếch măng cay hay lẩu vịt... món nào cũng có hương vị thơm ngon riêng và chiều lòng được những thượng khách khó tính nhất.
Đây là một trong những món ăn phổ biến được xuất phát từ Mông Cổ nhưng được rất nhiều người Việt yêu thích. Tuy nhiên, sang đến Việt Nam, món ăn này đã được biến tấy bằng cách nhúng thêm rất nhiều loại rau, loại thịt khác nhau tùy theo khẩu vị riêng của từng người. Tuy nhiên, mọi người khi ăn lẩu lại có hai thói quen này làm gây hại cho sức khỏe, cần thay đổi ngay.
1. Ngồi nhâm nhi ăn lẩu quá lâu, ăn quá nhiều trong một lần
Theo các chuyên gia, thói quen đầu tiên mà mọi người cần bỏ khi ăn lẩu mà hầu hết mọi người Việt đều mắc phải đó là ăn lẩu lai rai hay có thể hiểu là ngồi ăn quá lâu. Nguyên nhân là bởi, việc vừa ngồi ăn vừa nói chuyện có thể gây nên những ảnh hưởng có hại cho sức khỏe vì việc bạn ngồi ăn trong nhiều tiếng đồng hồ cũng đồng nghĩa với việc dạ dày của bạn phải hoạt động liên tục trong khoảng thời gian đó, từ đó cácdịch vị dạ dày, dịch mật và tụy phải tiết ra nhiều hơn để liên tục để xử lý lượng thức ăn được nạp vào cơ thể. Nếu bạn ngồi ăn quá lâu như vậy có thể gặp phải tình trạng bị đau bụng hay rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, việc ngồi ăn lẩu quá lâu còn có thể khiến lượng cholesterol trong máu tăng lên.
Các chuyên gia khuyến cáo mọi người chỉ nên ăn lẩu trong khoảng thời gian 2 tiếng trở lại là tốt nhất, đồng thời cũng không nên ăn quá thường xuyên mà chỉ nên mỗi tuần một lần là được.
2. Nhúng lẩu chín tái
Khi ăn lẩu, có không ít người thường chỉ thích chần sơ qua rau cho giòn, trứng chần sơ qua cho ngọt hay thịt bò cũng được chần sơ qua cho khỏi dai... Tuy nhiên, nguyên tắc đầu tiên khi ăn lẩu mà các chuyên gia khuyến cáo bạn cần nên nhớ đó chính là đồ ăn phải được chín kỹ, không nên nhũng lẩu chỉ chín tái vì điều này sẽ không thể tiêu diệt được hết ký sinh trùng bám trên thực phẩm và người ăn sẽ phải đối mặt với các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Ngoài ra, bạn cũng nên tách hai đũa đồ ăn và đồ chín khác nhau chứ không nên sử dụng chung vì có thể dẫn đến nhiễm khuẩn chéo từ thực phẩm sống sang chính và việc nấu chín kỹ cũng không còn ý nghĩa.
Ngoài ra, để ăn lẩu an toàn, mọi người nên chọn rau sạch, có nguồn gốc rõ ràng bởi hiện nay trên thị trường có bán một số loại rau được phun thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng, ăn vào sẽ rất dễ bị ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó, rau cần - một loại rau thường xuyên được sử dụng trong nhiều món lẩu phải loại bỏ rễ và rửa sạch bằng nhiều lần nước, ngâm kỹ bằng nước muối hoặc dung dịch rửa rau.
Ngoài hai thói quen trên, các chuyên gia cũng khuyên không nên ăn khi đồ nhúng lẩu còn quá nóng bởi việc ăn lẩu quá nóng rất dễ làm tổn thương khoang miệng, dạ dày và thực quản. Bên cạnh đó, các nồi lẩu cay nóng sẽ gây kích thích đường tiêu hóa, làm hại sức khỏe. Do đó cần gắp những đồ ăn đã chín ra bát để nguội bớt rồi mới từ từ thưởng thức.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bí mật động trời sau vẻ tử tế của mẹ chồng: Nàng dâu sốc ngã quỵ khi sự thật phơi bày
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần