Cẩn thận với bệnh tự kỉ ở trẻ em
Nắng nóng: Đề phòng những bệnh trẻ thường mắc khi vào hè và cách phòng tránh / Ngâm quất cùng một thứ này, dùng quanh năm phòng chống đủ loại bệnh, trẻ con người lớn đều cần
Bệnh tự kỷ là gì?
Bạn cần thận trọng với bệnh tự kỉ ở trẻ em. Nguồn ảnh: Internet
Hiện nay, tỷ lệ gia đình có đứa con thứ hai mắc bệnh tự kỷ khoảng 15-20%.
Khái niệm “tự kỷ” lần đầu tiên được bác sĩ tâm lý Leo Kanner miêu tả và định nghĩa vào năm 1943, tỷ lệ trẻ mắc bệnh lúc đó khoảng 1 trong 2.000 trẻ và các dấu hiệu của bệnh thường bắt đầu từ trước 3 tuổi.
Ngày nay, cứ trong 68 trẻ em lại có 1 trẻ bị ảnh hưởng bởi chứng rối loạn phổ tự kỷ. Như vậy, bệnh tự kỷ còn phổ biến hơn so với bệnh ung thư vú hoặc đái tháo đường ở trẻ nhỏ.
Hiện nay, tỷ lệ gia đình có đứa con thứ hai mắc bệnh tự kỷ khoảng 15-20%. Đây thực sự là những con số đáng để nhiều người phải suy nghĩ. Vậy bệnh tự kỷ là gì và nó ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ?
Rối loạn phổ tự kỷ là một rối loạn phát triển có liên quan đến sự phát triển bình thường và chức năng của não dẫn đến giảm kỹ năng giao tiếp xã hội và hạn chế hoặc lặp đi lặp lại hành vi, sở thích.
Dựa trên các chẩn đoán và thống kê về rối loạn thần kinh IV (DSM-IV), tự kỷ hiện đang được coi là 1 trong 5 rối loạn phổ phát triển bao gồm các dạng rối loạn khác nhau như:
- Pervasive,
- Tự kỷ không điển hình (PDD-NOS),
- Hội chứng rối loạn nhân cách tuổi sơ sinh (Childhood Disintegrative Disorder)
- Hội chứng Rett.
Trong đó hội chứng rối loạn nhân cách tuổi sơ sinh và hội chứng Rett rất hiếm, chỉ khoảng 1 trong 40.000 trẻ mắc bệnh.
Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỉ
Từ chối giao tiếp bằng mắt
Trẻ sơ sinh thường giao tiếp bằng mắt với người khác từ khi còn rất nhỏ. Đến hai tháng tuổi, trẻ có thể xác định vị trí khuôn mặt và giao tiếp bằng mắt một cách thuần thục. Giao tiếp bằng mắt sau này trở thành một cách xây dựng các mối quan hệ xã hội và thu thập thông tin về môi trường xung quanh.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra trẻ sơ sinh mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ sẽ có biểu hiện bắt đầu ít giao tiếp bằng mắt hơn vào khoảng hai tháng tuổi. Sự suy giảm kỹ năng này có thể là dấu hiệu ban đầu của ASD.
Ít chỉ tay hoặc cử chỉ nhỏ
Trẻ sơ sinh thường học cử chỉ trước khi học nói. Trên thực tế, đây là một trong những hình thức giao tiếp sớm nhất. Trẻ tự kỷ nói chung chỉ và cử chỉ ít hơn nhiều so với đối tượng không mắc. Đôi khi, việc này có thể cho thấy khả năng chậm phát triển ngôn ngữ.
Một cảnh báo khác về sự khác biệt trong quá trình phát triển là ánh mắt của trẻ sơ sinh không nhìn theo khi người xung quanh đang chỉ vào một thứ gì đó. Kỹ năng này đôi khi được gọi là "joint attention" (tam giác giao tiếp giữa trẻ, người và vật) - điều thường bị giảm ở trẻ tự kỷ.
Ngôn ngữ có nhiều bất thường
Một số trẻ tự kỷ có khả năng phát triển ngôn ngữ rất kém, nói không rõ hoặc chậm nói. Bên cạnh đó, cũng có trẻ không nói theo hướng dẫn, thường phát âm vô nghĩa. Trẻ có thể chỉ nhại lại lời nói của những người xung quanh hoặc chỉ nói khi có nhu cầu gì đó, chẳng hạn như muốn đi vệ sinh, muốn ăn, muốn chơi,... Việc trẻ thường xuyên hỏi một câu hỏi nhiều lần hoặc không biết cách đặt câu hỏi cũng khá phổ biến.
Phần lớn trẻ mắc bệnh tự kỷ có vốn từ ngữ nghèo nàn, khả năng diễn đạt từ ngữ kém hoặc không biết cách kể chuyện. Giọng nói của trẻ cũng có sự khác biệt so với trẻ bình thường, có thể nói rất nhanh, nói to, nói giọng lơ lớ,... Những trò chơi mang tính chất xã hội hóa, trẻ thường khó tiếp cận hoặc không biết luật chơi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Muốn cây kim tiền phát tài, phát lộc? Đừng bỏ qua 5 bí quyết quan trọng này!
Đừng vứt bỏ đồ lót cũ mà bạn không mặc! 3 thứ này rất hữu ích, hãy thử sửa nhé!
Nếu bạn gặp được cây cỏ trong kẽ đá này thì bạn là người may mắn, hãy trân trọng chúng!
3 con giáp phát tài phát lộc cho đến cuối năm, sự nghiệp của tuổi Tỵ sẽ suôn sẻ, đầu tư sẽ có lãi
Vì sao khi thắp hương lại cần dâng nước, thay nước?