3 dấu hiệu "tố" tim có bệnh: Cẩn thận nhiều biến chứng đe dọa tính mạng
Mẹo đơn giản giúp bạn tự làm móng tại nhà / Đẩy lùi chứng trầm cảm tạo dựng lối sống tích cực
Bệnh nhân N.T.K.L (64 tuổi, ngụ tại TPHCM, bị suy tim nhiều năm nay, thời gian đầu sau khi phát hiện bệnh, bà thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống, sinh hoạt, sử dụng thuốc và tái khám định kỳ, tình trạng suy tim ổn định, người bệnh khỏe hơn và cải thiện khả năng gắng sức.
Tuy nhiên vì chủ quan, bà L không tuân thủ chế độ ăn, vận động, thuốc, không theo dõi các triệu chứng của bệnh theo chỉ định của bác sĩ và cũng không tái khám định kì.
Sau một thời gian, bà L khó thở và phù toàn thân ngày càng tăng. Bà L đến khám và phải nhập viện tại Khoa Nội Tim mạch BV ĐHYD TPHCM. Tại đây, các bác sĩ đánh giá và hướng dẫn lại người bệnh việc tuân thủ điều trị, thay đổi lối sống, cách theo dõi tại nhà...
TS BS. Bùi Thế Dũng – Trưởng khoa Nội tim mạch BV ĐHYD TPHCM cho biết, suy tim là hội chứng đặc trưng bởi các triệu chứng điển hình như khó thở, mệt mỏi, phù chân… Do vậy, một người khoẻ mạnh khi xuất hiện các triệu chứng trên cần đi khám vì tim có thể đang có vấn đề.
Suy tim là căn bệnh mạn tính nguy hiểm bởi tiềm ẩn nhiều biến chứng có thể đe dọa tính mạng. Người bệnh suy tim có thể bị phù phổi cấp, tổn thương đa cơ quan (gan, thận...), đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc đột tử.
TS. Bùi Thế Dũng khám cho bệnh nhân.
Suy tim là một gánh nặng y tế do tỉ lệ mắc bệnh cao và xu hướng ngày càng gia tăng. Ở Việt Nam, hiện ước tính có khoảng 1,6 triệu người bị suy tim. Số người bệnh nhập viện do suy tim khoảng 4.000 trường hợp mỗi năm.
Ngày nay suy tim vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tái nhập viện cao, mặc dù đã có nhiều phương pháp điều trị có thể giúp giảm triệu chứng, cải thiện tình trạng tái nhập viện – tử vong vì suy tim. Vì vậy người bệnh suy tim bị ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, tâm lý người bệnh – người nhà và gia tăng tổng chi phí chăm sóc người bệnh.
ThS BS. Phạm Ngọc Đan - Khoa Nội Tim mạch BV ĐHYD TPHCM cho biết,trên thực tế nhiều người bệnh thường chỉ tuân thủ điều trị trong thời gian đầu, sau khi tình trạng sức khỏe ổn định hơn lại có tâm lý chủ quan hoặc tin theo những thông tin không chính xác, từ đó dẫn đến nhiều sai lầm trong cách tự chăm sóc như: không sử dụng thuốc đều đặn, không tái khám định kỳ, thậm chí tự ý sử dụng các loại thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tuân thủ chế độ dinh dưỡng, vận động… Điều này dẫn đến tình trạng suy tim diễn tiến nặng phải nhập viện, tăng tử vong cũng như ảnh hưởng các cơ quan khác như suy gan, suy thận...
Để giảm tỉ lệ tái nhập viện, tỉ lệ tử vong cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống, việc người bệnh kiên trì tuân thủ điều trị, biết cách tự chăm sóc bản thân, thay đổi lối sống và luyện tập phù hợp, nhận biết được các dấu hiệu suy tim diễn tiến nặng là những yếu tố quan trọng nhất.
TS BS. Bùi Thế Dũng cho biết, để đạt được hiệu quả điều trị, người bệnh cần phối hợp 3 yếu tố chính đó là sử dụng thuốc đều đặn, thực hiện chế độ dinh dưỡng và chế độ luyện tập theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Tại Khoa Nội tim mạch BV ĐHYD TPHCM, chương trình "Quản lý và điều trị người bệnh suy tim" được áp dụng thường quy đã giúp giảm đáng kể triệu chứng suy tim, cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm biến chứng bệnh, giảm tỉ lệ nhập viện, tỉ lệ tử vong và chi phí điều trị. Người bệnh điều trị suy tim tại BV ĐHYD TPHCM được hướng dẫn và theo dõi sát việc tuân thủ điều trị cũng như chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện.
Theo ThS BS. Phạm Ngọc Đan, những sai lầm trong việc chăm sóc người bệnh suy tim là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng bệnh diễn tiến nặng. Vì vậy, người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ, chủ động trang bị kiến thức từ các nguồn thông tin chính thống và nên tham gia các chương trình quản lý người bệnh suy tim để đạt mục tiêu điều trị, tránh mắc các sai lầm không đáng có.
Người bệnh nên duy trì chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể lực, dùng thuốc đều đặn theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Nên biết cách theo dõi các dấu hiệu bệnh diễn tiến tại nhà, tái khám đúng hẹn hoặc hỏi ý kiến bác sĩ ngay khi có thắc mắc về tình trạng sức khỏe của mình.
Bên cạnh đó, ngay khi có các dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, tránh tình trạng bệnh diễn tiến nặng gây nhiều hậu quả nguy hiểm và tử vong.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
Từ ngày 22/1, Thần Tài ưu ái 3 con giáp sau, có nguồn tài chính dồi dào, sự nghiệp phát đạt
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt
4 con giáp sải cánh bay cao trong năm 2025! Bước đột phá lớn trong công danh sự nghiệp
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Top 4 con giáp đón nhận vận may, công danh phát lộc, tài lộc rực rỡ trong tháng 2