Cẩn trọng khi cho trẻ ăn dặm
Sử dụng ngải cứu theo cách này, bạn đã có ngay 'thần dược' trị bách bệnh / Sở hữu thân hình "mi nhon", mịn màng trong 5 phút chỉ bằng cách quấn nilon với các nguyên liệu tự nhiên
Bác sĩ Lê Thị Thanh Thảo, Phó Khoa Hô Hấp 1 cho biết: Trường hợp thứ nhất là bé 8 tháng tuổi, người nhà cho bé ăn cháo lươn còn sót xương lươn. Mảnh xương nhỏ đã đâm thủng thực quản, xuyên vào trung thất sau làm tụ mủ, nhiễm trùng nặng, gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Trường hợp thứ hai là bé trai 18 tháng bị mắc xương cá khi ăn cháo cá. Sau 2 tuần, nơi mắc xương nhiễm trùng, tạo ổ áp xe lớn ở thành sau họng gây khó thở dữ dội. May mắn là cả hai bé được các bác sĩ phát hiện, điều trị kháng sinh và dẫn lưu ổ mủ kịp thời.
Hình minh họa.
Bên cạnh đó, hàng năm, khoa tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ bị ho sặc thức ăn vào đường thở gây suy hô hấp hay viêm phổi tái phát phải nội soi hô hấp gắp dị vật cấp cứu.
Trong 6 tháng đầu đời, sữa là nguồn thức ăn chính cho sự phát triển của trẻ. Khi bước sang giai đoạn ăn dặm, ba mẹ hẳn rất háo hức muốn giới thiệu nhiều loại thức ăn mới cho bé. Tuy nhiên, việc lựa chọn các loại thức ăn, cách chế biến thức ăn cũng như cách cho trẻ ăn rất quan trọng vì đã có những tai nạn liên quan đến việc ăn dặm của trẻ. TS.BS Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng Khoa Dinh Dưỡng khuyến cáo ba mẹ, những người chăm sóc trẻ cần chú ý khi cho trẻ ăn các loại thực phẩm có nguy cơ gây tai nạn như:
- Các loại hạt nhỏ như hạt đậu phộng, hạt dưa, hạt bí, đậu hà lan, ngô… có nguy cơ bị sặc vào đường thở vì vậy không cho trẻ dưới 5 tuổi ăn dạng hạt mà nên cắt thức ăn thành lát, cắt sợi hay băm nhỏ.
- Các loại thực phẩm có xương hoặc vỏ cứng như xương lươn, xương cá, vỏ tôm, cua… phải lọc bỏ kỹ phần xương và vỏ cứng.
- Kiểm tra kĩ thức ăn trước khi cho trẻ ăn, không ép trẻ ăn hay cho trẻ ăn khi khóc. Khi cho trẻ ăn, cần quan sát trẻ, không cho trẻ ăn một mình, không vừa chơi, vừa giỡn hay vừa cười vừa ăn dễ gây sặc, hóc.
Các dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị dị vật thức ăn đường thở/ đường tiêu hóa:
- Trẻ đang ăn bị ho sặc sụa, khò khè, ngạt thở, có thể bị tím tái.
- Trẻ đau họng, khó uống, khó nuốt, chảy nước bọt, khàn tiếng, tắt tiếng (do xương mắc vào thanh quản), trẻ bứt rứt khó chịu vì đau.
Khi có dấu hiệu trên, phụ huynh cần đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế để được các bác sĩ tầm soát, phát hiện và xử trí sớm dị vật, tránh xảy ra tình trạng dị vật bỏ quên gây nguy hiểm tính mạng trẻ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ