Đời sống

Cẩn trọng với 3 kiểu ăn cua, ghẹ dễ khiến cả nhà ngộ độc, nhiễm ký sinh trùng

Ăn cua, ghẹ sai cách có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Bổ sung những loại thực phẩm này giúp bạn có một làn da khỏe mạnh / 7 thực phẩm không nên ăn vào buổi tối

3 sai lầm cần tránh khi ăn cua, ghẹ

Không ăn cua, ghẹ chết

Cua, ghẹ là thực phẩm giàu đạm nên khi chết sẽ rất dễ bị vi khuẩn tấn công, làm phân hủy các axit amin trong thịt cua. Khi đó, thịt cua sẽ giảm mùi vị đáng kể mà còn sản sinh một số chất độc có hại cho cơ thể gây ra dị ứng, nôn mửa, tiêu chảy... Trường hợp nặng có thể gây sốc hoặc suy nội tạng.

Cua chết để càng lâu chất độc hại càng nhiều.

sai-lam-khi-an-cua-ghe-01
Ảnh minh họa.

Không ăn cua, ghẹ sống, tái

Cua, ghẹ là loại sinh vật sống trong môi trước nước nên rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn. Ăn cua, ghẹ chưa được nấu chín có thể bị nhiễm sáng lá gan, sán phổi, sán dây.

Trong đó, sán lá phổi là một loại sán ký sinh thường tấn công vùng phổi. Tuy nhiên, chúng cũng có thể xâm nhập và làm tổn thương màng não, gây đau đầu dữ dội, làm teo dây thần kinh mắt, liệt nhẹ tay chân hoặc rối loạn tâm thần. Khi bị nhiễm sán lá phổi, nếu không được phát hiện vàcấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.

Ngoài ra, nó có thể gây bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính, thậm chí có thể gây nhiễm trùng máu.

Cho dù cua, ghẹ ngâm trong muối hay rượu cũng không thể loại bỏ hết các ký sinh trùng này. Việc sơ chế kỹ và nấu chín ở nhiệt độ cao trước khi ăn là cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

 

Ăn cua, ghẹ trong giai đoạn đang uống thuốc

Thịt cua, ghẹ giàu đồng và selen. Khi bạn nạp quá nhiều đồng vào cơ thể, nó sẽ làm khả năng hấp thu sắt và thuốc kháng sinh của hệ tiêu hóa giảm đi đáng kể.

Trong khi đó, chất selen lại làm tăng tác dụng phụ của thuốc giảm đau và làm cho quá trình đào thải thuốc ra khỏi cơ thể bị chậm lại.

Do đó, bạn không nên ăn cua, ghẹ trong khi đang sử dụng thuốc.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm