Cảnh báo tình trạng sử dụng thuốc điều trị COVID-19 tràn lan theo mạng xã hội, truyền miệng
Bà bầu cần thận trọng khi ăn cá hồi / 3 cách bảo quản ngô chị em cần chú ý
Nhiều ngày gần đây, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn TP HCM đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt, hiện nay chủng Omicron đang chiếm ưu thế.
Trước tình hình này, nhiều trường hợp người dân khi mắc COVID-19 nhưng không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ thường lựa chọn tự điều trị tại nhà theo toa thuốc do các F0 đã khỏi bệnh truyền lại hoặc chỉ cần đến nhà thuốc yêu cầu bán thuốc cho người mắc COVID-19 dẫn đến tình trạng "loạn" đơn thuốc, gây hoang mang cho nhiều F0 đang điều trị tại nhà bởi không ai phải cũng biết rõ công dụng, liều dùng của từng loại thuốc mà mình mua về.
Chị Minh Hiếu (quận Bình Thạnh) chia sẻ, cho biết, ngày 1/3 vừa qua, chị phát hiện mình mắc COVID-19. Ngay sau đó, chị nhận được đơn thuốc từ mẹ mình ở quê gửi lên do mẹ chị cũng từng bị mắc COVID-19. Nhờ bạn đi mua thuốc, chị sự bất ngờ khi giá của đơn thuốc này lên đến hơn 500 nghìn đồng, trong khi đó, cũng đơn này trước đây mẹ chị mua chưa đến 100 nghìn đồng.
"Sau khi test nhanh cho kết quả dương tính, tôi gửi toa thuốc mà mẹ mình đã dùng trước đó khi bị mắc COVID-19 nhờ bạn mua giúp, ngạc nhiên là giá thành lên đến hơn 500 nghìn đồng cũng không thấy hóa đơn gì để có thể đối chiếu hoặc kiểm tra lại", chị Hiếu nói.
Các toa thuốc được cho là của các F0 đã khỏi bệnh truyền tai nhau.
Tương tự, chị Ái Nhi (quận Tân Bình) chia sẻ, sau khi chị phát hiện bản thân mắc COVID-19, chị đã nhờ bạn đến nhà thuốc mua thuốc. Đáng nói, dù không có chỉ định của bác sĩ, nhà thuốc vẫn bán cho bạn chị thuốc có hoạt chất Molnupiravir cho người mắc COVID-19.
"Tôi nhờ anh trai đi mua thuốc sau khi tôi phát hiện mắc COVID-19. Tôi cũng không yêu cầu mua thuốc gì vì thật sự bản thân không rõ về các loại thuốc điều trị, tuy nhiên, khi mua về tôi thấy có thuốc Molnupiravir với đơn giá 500 nghìn đồng/40 viên, tổng hóa đơn của tôi gần 800 nghìn đồng", chị Nhi nói.
Đơn thuốc có thuốc Molnupiravir dù không có chỉ định của bác sĩ.
Trong khi đó, anh Hoàng Sang (quận Bình Tân) chia sẻ, sau khi mắc COVID-19 vào ngày 4/3, anh nhờ đồng nghiệp mua thuốc, tuy nhiên, số thuốc anh nhận được chỉ là các loại thuốc cơ bản như thuốc hạ sốt, nước rửa mũi.
"Đồng nghiệp tôi ra nhà thuốc mua thuốc, người ta hỏi triệu chứng sau đó bán các loại thuốc rất cơ bản, dặn dò ăn uống đầy đủ bổ sung thêm Vitamin C, chỉ uống thuốc hạ sốt khi sốt thôi, tổng hóa đơn khoảng 200 nghìn đồng", anh Sang chia sẻ.
Ngoài ra, khi tìm trên mạng xã hội Facebook từ khóa "đơn thuốc điều trị F0", ngay lập tức trang mạng xã hội này hiện ra hàng chục tin bài với nhiều đơn thuốc khác nhau với một danh sách dài các loại thuốc. Các đơn thuốc này phần lớn được những người từng là F0 chia sẻ lại.
Các đơn thuốc lan truyền trên mạng xã hội Facebook.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết, việc F0 tự điều trị tại nhà và tự ý mua thuốc theo các đơn trên mạng có thể vừa lãng phí vừa gây ra các tác dụng phụ khiến bệnh trở nặng hơn.
"Trước hết, việc mua thuốc theo các đơn trên mạng có thể gây lãng phí. Người nhiễm COVID-19 có thể chưa cần phải dùng đến thuốc kháng sinh, kháng viêm nhưng lại vô tình sử dụng, có thể gây tác dụng phụ. Trường hợp sử dụng quá nhiều loại thuốc cùng lúc cũng có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe", bác sĩ Trương Hữu Khanh chia sẻ.
Theo bác sĩ Khanh, đối với F0 điều trị tại nhà cần lắng nghe cơ thể mình, khi phát hiện có những triệu chứng nào thì chỉ nên dùng thuốc điều trị triệu chứng đó, tránh việc dùng theo các đơn thuốc của người khác chia sẻ lại.
Mới đây, đại diện Sở Y tế TP HCM cũng cho biết Thanh tra Sở sẽ tăng cường kiểm tra hoạt động mua bán thuốc điều trị COVID-19, hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm thuốc để đầu cơ, găm hàng, tăng giá thuốc.
Hoạt động kiểm tra, tăng cường quản lý việc mua bán, sử dụng thuốc điều trị COVID-19 được thực hiện theo yêu cầu của Bộ Y trong bối cảnh COVID-19 diễn biến phức tạp và nhu cầu sử dụng thuốc tăng cao.
Sở Y tế yêu cầu các nhà thuốc có trách nhiệm hướng dẫn đầy đủ cho người dân về sử dụng thuốc đúng cách. Thuốc bán phải có nguồn gốc hợp pháp, có hóa đơn chứng từ hợp lệ, kinh doanh đúng phạm vi được cấp phép. Thuốc bán theo dạng kê đơn phải có đơn thuốc hợp lệ, không đầu cơ tích trữ, bán theo đúng giá thuốc đã niêm yết, kê khai.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thấy con rể dành hẳn một tầng làm bàn thờ bố mẹ mình lại còn khấn mấy câu khó chịu, mẹ vợ lập tức tung đòn phủ đầu khiến anh câm nín.
Top 3 con giáp “lột xác” vào cuối tháng 12: Vượt qua khó khăn, đạt được phú quý
Từ ngày 25/12: 3 con giáp bứt phá vận mệnh, sự nghiệp thăng hoa, tài lộc dồi dào
Chấp nhận làm vợ lẽ, chăm sóc chồng ung thư suốt 3 năm với hy vọng đổi đời để rồi nhận lại cái kết phũ phàng
Không ngờ tiền gửi cho bố bị mẹ kế rút hết, tôi quyết định về quê một chuyến thì vỡ lẽ mọi chuyện
Người xưa dặn: Phòng khách có 3 thứ này, gia chủ phất lên giàu sang - con cháu đời đời hưởng phúc