Đời sống

Câu chuyện về 'người quân tử, kẻ tiểu nhân', ai cũng nên đọc một lần để có thêm cách nhận thức hai loại người này

Bạn có tin chỉ một thành ngữ cổ sẽ giúp bạn phân biệt được đâu là người quân tử, đâu là kẻ tiểu nhân.

Những điều phụ nữ nên 'khắc cốt ghi tâm' để cuộc sống hạnh phúc hơn / 'Nhân sinh cảm ngộ': Kẻ tính toán quá dễ rước họa vào thân

Chuyện Việt Vương Câu Tiễn vong ân bội nghĩa, bức hại công thần

Chuyện cũ kể rằng vào đời Xuân Thu (722-479 trước CN), nước Việt và nước Ngô giao tranh. Vua Ngô là Phù Sai thất bại, thế cùng lực tận và bị bao vây uy hiếp nên có ý định xin hàng. Phù Sai biết hai bề tôi có uy quyền dưới trướng của Việt Vương Câu Tiễn là Tướng Quốc Phạm Lãi và Đại Phu Văn Chủng có thể giúp được mình việc này nên bèn viết một bức thư, buộc vào mũi tên, bắn vào thành Việt, mong hai người tâu giúp vua Việt cho hàng. Quân nước Việt lượm được đệ trình lên Phạm Lãi và Văn Chủng. Thư ấy nói:

“Tôi nghe giảo thỏ chết thì chó săn tất bị mổ, địch quốc đã diệt thì mưu thần cũng chẳng còn. Sao quan Đại Phu không lưu cho nước Ngô tôi còn lại một chút để làm cái dư địa sau này”.

Nhưng Phạm Lãi và Văn Chủng không cho hàng. Cuối cùng Phù Sai đành phải tự vẫn.

Việt Vương Câu Tiễn chiếm được nước Ngô, bày tiệc rượu trên Văn Đài nước Ngô. Các quan vui say đánh chén nhưng Câu Tiễn lại có vẻ không vui. Phạm Lãi biết ý nhà vua không muốn nói đến công của kẻ hầu hạ, đã diệt được Ngô mà lòng vua lại mang mối nghi kỵ, nên liền xin từ quan trí sỹ.

Ảnh minh họa.

Nhưng trước khi bỏ nước đi chu du Ngũ Hồ, Phạm Lãi có viết thư gửi cho bạn là Văn Chủng. Thư nói:

“Vua Ngô có nói: ‘Giảo thỏ đã chết thì chó săn tất bị mổ, địch quốc đã diệt thì mưu thần cũng chẳng còn’. Ngài không nhớ hay sao? Vua Việt môi dài mỏ quạ là người nhẫn nhục mà ghét kẻ có công. Cùng ở lúc hoạn nạn thì được, chứ cùng ở lúc an lạc thì không toàn, nay ngài không đi ắt có tai vạ”.

Văn Chủng xem thư xong phàn nàn về Phạm Lãi, cho rằng họ Phạm xử trí như thế là khí khái quá!

Quả thực như y lời Phạm Lãi nói, sau khi thành đại sự Câu Tiễn không chia cho các quan một thước đất nào, lại có ý khinh rẻ công thần. Văn Chủng buồn bã, cáo ốm không vào triều. Câu Tiễn vốn biết tài của Văn Chủng, nghĩ thầm: Ngô đã diệt, còn dùng hắn chi nữa, một khi hắn làm loạn thì sao trị nổi, nên muốn trừ diệt Văn Chủng đi.

 

Một hôm, Câu Tiễn lấy cớ đến thăm bệnh tình của Văn Chủng và bảo:

– Ta nghe người chí sỹ không lo cái thân mình chết mà lo cái đạo mình không được thực hành. Nhà ngươi có 7 thuật, ta mới thi hành có 3 mà Ngô đã diệt, còn thừa 4 thuật, nhà ngươi định dùng làm gì?

Văn Chủng đáp:

– Tôi cũng không biết dùng làm gì cho được!

Câu Tiễn nói:

 

– Nhà ngươi đem hãy đem 4 thuật ấy mà mưu hộ cho tiền nhân nước Ngô ở dưới âm phủ, phỏng có nên chăng?

Nói xong, Câu Tiễn lên xe đi về, bỏ lại thanh kiếm đeo tại chỗ ngồi. Văn Chủng cầm lấy xem thấy vỏ kiếm có đề hai chữ: ‘Chúc Lâu’, đây cũng chính là thanh kiếm mà Ngô Phù Sai đã từng đưa cho Ngũ Viên tự tử. Văn Chủng ngửa mặt lên trời than: “Cổ nhân có nói: Ơn to thì không báo nữa. Ta không nghe lời Phạm Lãi đến nỗi bị giết, chẳng cũng ngu lắm ru!”

Đây là điểm phân biệt người quân tử và kẻ tiểu nhân - Ảnh 2

Trí tuệ không chỉ nói đến sự thông minh, khôn khéo, ứng biến giỏi hay học thức cao. Rất nhiều người học cao, thông minh nhưng vẫn chưa đạt đến cảnh giới “quân tử”. Ngoài ra, nhiều kẻ khôn vặt, giảo hoạt, dù có được trí thông minh thì cũng chỉ là kẻ tiểu nhân đắc chí.

Trí tuệ của người quân tử đôi khi không biểu hiện ra ngoài trong những hoàn cảnh bình thường, chỉ như mặt nước hồ thu không mảy may gợn sóng. Trí tuệ của họ không phải là cái khôn nhất thời để chiếm đoạt lợi ích cho mình mà là trí huệ cao xa, lòng dạ quang minh chính đại, khoan dung độ lượng.

 

Quân tử lấy tĩnh chế động, bình ổn, hoà ái trong tâm. Tiểu nhân lấy động chế động, càng làm càng hỏng việc, luôn bứt rứt, lo nghĩ chẳng yên. Trí tuệ của người quân tử là để làm lợi cho người, cho quốc gia. Trí khôn của kẻ tiểu nhân thì chỉ một mực chăm chăm vụ lợi cho mình.

Có người nói “Làm quân tử trong thời hiện đại này khó lắm! Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều, quân tử đâu có đất dụng võ?“. Kỳ thực, người quân tử là sống thuận theo Đạo. Mà Đạo là thứ vĩnh hằng, là điều chi phối vạn vật, trong đó có cả xã hội nhân loại. Lẽ nào những kẻ không thuận theo Đạo lại có thể tồn tại mãi sao? Và lẽ nào những người duy hộ thiên lý, Đạo Trời kia lại không còn chốn dung thân nữa?

Dù là xã hội thời nào, người quân tử cũng luôn nhận được sự tôn trọng, yêu mến. Bởi họ là tinh anh của xã hội, là những người có thể quyết định vận mệnh hưng suy của quốc gia. Hẳn nhiều người đã từng nghe chuyện về Mạnh Thường Quân, một người quân tử nổi tiếng thời cổ đại.

* Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm!

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm