Loại cây này thường mọc hoang dại ở nhiều vùng Việt Nam và không phải ai cũng đều biết đến nó. Các công dụng của bồ công anh được biết đến như chữa bệnh sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt đang sưng mủ, hay bị mụn nhọt, đinh râu...
1. Cây bồ công anh
Bồ công anh còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như rau bồ cóc, diếp dại, mót mét, mũi mác, diếp trời... là một loài cây thân thảo thuộc họ Cúc (Asteraceae), có thể sống khoảng 1-2 năm, chủ yếu phân bổ ở nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam.
Bồ công anh là loại cây trồng bằng hạt, trồng vào khoảng tháng 3-4 hoặc 9-10. Phân loại bồ công anh theo màu sắc người ta biết đến bồ công anh màu vàng, màu trắng, màu tím. Nếu chia theo khu vực có bồ công anh Việt Nam, bồ công anh Trung Quốc.
Cây bồ công anh có thể được sử dụng với nhiều bộ phận khác nhau như lá, hoa, thân, ngay cả rễ của nó. Nhiều công dụng của loại thực vật này được ứng dụng trong y học và đời sống như chữa bệnh về tiêu hóa, gan, chăm sóc làn da...
Trong số nhiều quan điểm, nhận định về hoa bồ công anh, phần lớn mọi người đều hướng đến ý nghĩa tình yêu của loài hoa này. Bồ công anh ý nghĩa cho tình yêu thuần khiết. Hình ảnh hoa bồ công anh mong manh, dễ thương với những chiếc cánh nhỏ bay xa trong gió như gửi gắm thông điệp về tình yêu lan tỏa, trong sáng và tinh khôi.
2. Tác dụng của bồ công anh
Cung cấp vitamin K:Sở hữu hàm lượng lớn loại vitamin K, hoa bồ công anh có vai trò lớn trong việc giúp xương chắc khỏe, bảo vệ tim mạch. Loại vitamin này là nguồn cung cấp khoáng cho hệ xương và chống đông máu. Bồ công điều trị bệnh liên quan đến não và tim mạch. Hơn thế nữa, vitamin K đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tính đàn hồi cho da.
Bảo vệ gan: Theo quan điểm của y học cổ truyền, cây bồ công anh có vị đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc, thông sữa, lợi tiểu rất tốt cho gan nhờ vai trò kiểm soát được lượng mỡ tiếp nạp vào cơ thể và tăng cường việc chuyển hóa và giải độc cho gan. Các bài thuốc về bồ công anh giúp làm giảm mụn, nhọt, mẩn ngứa cho da, bảo vệ da khỏi vết thâm.
Nguồn chất xơ dồi dào: Là một loài thực vật có nhiều ứng dụng, người ta sử dụng lá bồ công anh như một thực phẩm cung cấp chất xơ cho cơ thể. Chế biến lá bồ công anh và sử dụng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và có tác dụng chống táo bón.
Lá bồ công anh lợi sữa: Với các thành phần như sodium, canxi, magie và đặc biệt là sắt trong lá bồ công anh có tác dụng chữa tắc tia sữa ở phụ nữ nuôi con nhỏ. Nó có thể giúp thúc đẩy sản xuất sữa, thông đường sữa về. Nhiều người chế biến thành món rau bồ công anh để sử dụng.
Chất dandelion ngăn ngừa thiếu máu: Dandelion một thành phần có trong bồ công anh, tham gia vào quá trình điều tiết lượng máu, hỗ trợ tạo máu cho cơ thể người. Đảm bảo lượng máu và lưu thông tốt giúp da trở nên mịn màng, hồng hào.
Vitamin C và luteolin giúp kháng viêm: Đặc tính chống oxy hóa và khử trùng của hoa bồ công anh thể hiện qua hàm lượng vitamin C và luteolin, giúp chống lại nhiễm trùng do virus. Sử dụng trà bồ công anh hỗ trợ trong việc kháng khuẩn, kháng virus hiệu quả.
Đặc tính chống viêm của bồ công anh có thể chữa bỏng tại chỗ, hạn chế để lại sẹo trên da cho bệnh nhân.
Trong cây bồ công anh chữa bệnh nhiễm khuẩn, diệt nấm và giảm vết cắn của côn trùng hiệu quả.
Luteolin có khả năng phòng ung thư: Là một chất khử độc, bồ công anh ngăn ngừa sự phát triển của khối u và ung thư. Luteolin có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
Chống lão hóa: Các bài thuốc về lá bồ công anh là làm chậm tiến trình lão hóa da hiệu quả. Giàu chất chống oxy hóa, loại thực vật này ngăn ngừa lão hóa bằng cách giảm sự xuất hiện của nếp nhăn quanh mắt và môi.
3. Một số tác hại của bồ công anh
Dị ứng: Bồ công anh có thể gây ra phản ứng dị ứng khi dùng bên trong hoặc khi bôi lên da. Những ai dễ bị dị ứng với hoa cúc cũng có khả năng bị dị ứng với hoa bồ công anh.
Tương tác với kháng sinh: Bồ công anh cũng có thể làm giảm sự hấp thụ kháng sinh trong cơ thể. Sự kết hợp giữa bồ công anh và kháng sinh có thể làm giảm hiệu quả của một số loại kháng sinh như Grepafloxacin, Enoxacin, Sparfloxacin, Ciprofloxacin, Norfloxacin, Trovafloxacin.
Chưa được FDA chấp thuận: Bồ công anh chưa được FDA phê duyệt và đánh giá về độ tinh khiết, an toàn. Không có tiêu chuẩn sản xuất quy định cho bồ công anh.
Ảnh hưởng tiêu hóa: Chán ăn, buồn nôn, đầy hơi và đầy hơi là những triệu chứng từ tác dụng phụ của bồ công anh. Bạn cũng có thể bị thêm ợ nóng, axit dạ dày, tiêu chảy.
4. Cách sử dụng bồ công anh
- Rễ, lá và hoa bồ công anh rất giàu các dẫn xuất flavonoid như luteolin, chrysoeriol, axit hydroxycinnamic, axit chicoric, coumarin, cichoriin và axit monocaffeyltartaric.
- Trà bồ công anh là một loại trà thảo dược đơn giản được làm từ rễ hoặc lá của cây bồ công anh. Một số người thích ủ hoa cùng với lá để tạo cho nó một hương vị độc đáo hơn. Bạn có thể dùng trà bồ công anh thường xuyên theo nhu cầu nếu không có vấn đề dị ứng và điều trị bệnh đặc biệt.
- Bên cạnh đó, rễ cây bồ công anh chữa bệnh liên quan đến tiêu hóa, tăng cường giải độc, mụn nhọt… đã được khẳng định. Bạn có thể dùng dễ tươi và dễ khô từ loài cây này. Bạn có thể lấy 20g rễ khô bồ công anh (50g nếu là rễ tươi) sắc nước uống hàng ngày.