Cây tầm bóp – “thần dược” bị lãng quên trong vườn nhà
DNVN - Trong khi nhiều người chỉ coi cây tầm bóp là một loại cỏ dại mọc ven đường, bờ ruộng… thì ít ai biết rằng loài cây mảnh mai này lại ẩn chứa nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Từ quả đến lá, rễ cây tầm bóp đều có thể tận dụng để hỗ trợ điều trị hàng loạt vấn đề sức khỏe, đặc biệt là các bệnh lý về đường tiết niệu, viêm nhiễm, và cả gout.
Thứ gia vị rẻ tiền trong bếp nhà nào cũng có nhưng sở hữu sức mạnh không ngờ: 7 mẹo vặt cực đỉnh ai cũng nên biết / Mẹo sử dụng xe máy giúp tiết kiệm xăng, bền máy
Dược tính quý giá của cây tầm bóp
Theo Đông y, cây tầm bóp có vị đắng, tính mát, mang lại tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, tán kết. Đây là vị thuốc tự nhiên có thể hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh như:
Cảm sốt, ho khan, ho có đờm, viêm họng
Tiểu đường
Sỏi thận, viêm bàng quang
Tay chân miệng, thủy đậu, ban đỏ
Viêm họng, khan tiếng
Một số loại ung thư như phổi, gan, vòm họng, cổ tử cung…

Ảnh minh họa.
Một số bài thuốc dân gian từ cây tầm bóp
1. Trị ho khan, viêm họng có đờm
Dùng 50g cây tầm bóp tươi (hoặc 15g khô), rửa sạch rồi sắc với 500ml nước.
Uống chia thành nhiều lần trong ngày, kiên trì sử dụng từ 3–5 ngày để thấy hiệu quả.
2. Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Lấy 20–30g rễ tầm bóp tươi, 1 quả tim lợn và một ít chu sa.
Cắt nhỏ, nấu chung khoảng 20 phút rồi chắt lấy nước uống mỗi ngày.
Liệu trình: 5–7 ngày liên tục.
3. Điều trị tay chân miệng, nổi ban, thủy đậu
Sử dụng 50–100g tầm bóp tươi (hoặc 15–30g khô) sắc lấy nước đặc để uống hàng ngày cho đến khi khỏi bệnh.
4. Hỗ trợ điều trị ung thư (phổi, gan, ruột, cổ tử cung...)
Dùng 30g cây tầm bóp khô và 40g cây bách giải.
Sắc cùng 1,5 lít nước đến khi còn 700ml. Chia 2–3 lần uống trong ngày.
5. Tăng cường miễn dịch, cải thiện sức khỏe tổng thể
Lá và đọt non cây tầm bóp tươi có thể dùng nấu canh, luộc ăn như rau xanh.
Duy trì ăn 2–3 lần mỗi tuần giúp nâng cao thể trạng, phòng chống bệnh tật.
6. Trị mụn nhọt
Giã cây tầm bóp tươi, vắt lấy nước uống, phần bã dùng đắp trực tiếp lên vùng mụn.
7. Trị nhọt vú, đinh độc
Lấy 40–80g cây tươi giã nát, vắt lấy nước uống và đắp bã ngoài da.
Có thể dùng nước sắc rửa vùng da tổn thương hàng ngày.
Lưu ý quan trọng khi sử dụng cây tầm bóp
Không nên lạm dụng: Dù là thảo dược lành tính, việc sử dụng kéo dài không có chỉ định có thể gây tác dụng phụ.
Tham khảo ý kiến chuyên gia: Đặc biệt là phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, hoặc người đang điều trị bằng thuốc Tây.
Cẩn thận khi phân biệt: Cây tầm bóp rất dễ bị nhầm với cây lu lu đực – loài có chứa độc tố solanin nguy hiểm. Điểm phân biệt: hoa tầm bóp mọc đơn, quả chín màu đỏ hoặc vàng; trong khi hoa lu lu mọc chùm, quả có màu đen.
Lời kết
Tầm bóp – loài cây mọc hoang dại tưởng chừng vô dụng – lại là “kho báu” dược liệu quý trong dân gian. Biết cách sử dụng đúng đắn, bạn hoàn toàn có thể biến cây cỏ quanh nhà thành phương thuốc tự nhiên bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.
Như Ý (t/h)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Rắc một nắm muối vào máy giặt – bí kíp tưởng lạ mà hiệu quả hơn cả dùng hóa chất đắt tiền
Cây tầm bóp – “thần dược” bị lãng quên trong vườn nhà
Bật điều hòa mỗi ngày nhưng hóa đơn điện vẫn 'nhẹ tênh' nhờ 3 mẹo đơn giản từ thợ điện
Chỉ cần vài giọt nước chanh vào máy giặt – Hiệu quả bất ngờ không ngờ tới!
Vì sao hàng triệu người "nghiện" xem clip nặn mụn?

Cỏ mần trầu – “Thần dược” mọc ven đường, tốt cho gan, ổn định huyết áp và nhiều hơn thế nữa
Cột tin quảng cáo
Ảnh minh họa.