Đời sống

Chân bị phù coi chừng bệnh nguy hiểm

Nếu chân bạn bị phù thì hãy xem mình có mắc phải những bệnh dưới đây không nhé.

Uống nước ép dứa mỗi ngày rẻ bèo nhưng cực tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa nhiều bệnh / Tác hại của hút thuốc lá tới sức khỏe sinh sản

Phản ứng thuốc

Chân bị phù coi chừng bệnh nguy hiểm

Chân phù có thể do cơ thể phản ứng thuốc. Nguồn ảnh: Internet

Nhiều loại thuốc gây ra các phản ứng phụ bao gồm sưng bàn chân và mắt cá chân. Nếu bạn nghi ngờ tình trạng sưng tấy liên quan đến loại thuốc bạn đang dùng, hãy đi kiểm tra. Bác sĩ sẽ cân nhắc liệu có cần thiết phải thay đổi loại thuốc hoặc liều lượng hay không.

Biến chứng khi mang thai

Hầu hết phụ nữ mang thai đều bị sưng một chút ở bàn chân khi thai kỳ tiến triển. Nhưng sản phụ nên đi khám bác sĩ nếu có hiện tượng sưng tấy đột ngột hoặc quá mức, đặc biệt kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng, đau đầu, buồn nôn và nôn.

Trong một số trường hợp mang thai có nguy cơ cao, tiền sản giật là tình trạng có các triệu chứng như vậy và sản phụ phải đi khám ngay lập tức.

Biến chứng trong thai kỳ

 

Mặc dù theo các bác sĩ phụ khoa, phù bàn chân và mắt cá chân ở thai phụ là khá phổ biến nhưng nếu sưng phù quá mức cũng cần phải cảnh giác. Đây có thể là một biểu hiện của bệnh tiền sản giật, có thể dẫn tới cao huyết áp gây tổn hại cho sức khỏe của cả bé và mẹ.

Nếu bạn đang mang thai, chân bị sưng phù kèm theo những triệu chứng như đau bụng, đi tiểu không đều, buồn nôn và đau đầu, tốt hơn hết nên đi khám bác sĩ phụ khoa ngay lập tức.

Bong gân

Một chấn thương bất ngờ ở chân có thể dễ dàng gây bong gân bởi các dây chằng giữ mắt cá chân ở đúng vị trí bị kéo căng quá mức. Bong gân rất dễ chữa trị, phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ. Chườm đá lạnh, nghỉ ngơi và băng vết thương, kê cao chân (lên gối) có thể giúp bớt đau và vết thương nhanh lành. Tuy nhiên, nếu chỗ sưng kéo dài hơn 2, 3 ngày, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nhiễm trùng

 

Phù bàn chân và mắt cá chân có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, đặc biệt với người bị tiểu đường hoặc gặp các vấn đề về thần kinh. Đi giày chật chội có thể tạo ra áp lực lên một điểm gây mụn nhọt lở loét khó lành ở chân.

Sự nhiễm trùng có thể lan rộng do độ nhạy cảm với sự đau đớn của người bị tiểu đường giảm đi, bởi vậy sẽ kéo dài gây khó chịu. Do đó, những đôi giày hợp kích cỡ luôn là ưu tiên hàng đầu cho người bị tiểu đường.

Viêm màng ngoài tim

Tình trạng này gây khó thở và sưng phù mạn tính, nghiêm trọng ở chân và mắt cá chân.

Phù bạch huyết

 

Sự tắc nghẽn trong hệ thống bạch huyết khiến các mô bị sưng lên vì chất lỏng, dẫn đến sưng ở tay và chân.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm