Chàng trai lấy xương rắn làm nhẫn: Sở thích “hái ra tiền”
Đi xem phòng để thuê, chàng trai bị nữ chủ nhà gợi cảm hút hồn và chủ động "tấn công", chuyện xảy ra sau đó không ai ngờ đến / Nghe thấy tiếng kêu lạ ngoài sân, mở cửa ra xem, chàng trai suýt chút nữa mất mạng
Trong phòng làm việc, bên cạnh bộ dụng cụ làm trang sức, hóa chất là ngổn ngang những xác rắn, lẫn lộn con to, con nhỏ. Chúng là những con rắn được thu mua từ lò ấp, trại nuôi rắn lân cận, thường là chết do bệnh hoặc bị đuối sức, không còn đủ tươi để sử dụng để làm thực phẩm.
Chàng trai dùng con dao nhỏ lột da và loại bỏ toàn bộ nội tạng rắn, chuẩn bị cho bước quan trọng tiếp theo. 10.000 con bọ được anh chàng nuôi đã sẵn sàng để loại bỏ phần thịt còn lại trên xác rắn. Nếu cái xác bé, chúng chỉ mất khoảng 15 phút để “đánh chén”, trả lại cho chủ nhân bộ xương trắng, lộ ra những cái “que” xương sườn nhỏ xíu cắm lên những đốt xương sống.
Cậu ta gắp từng mẩu xương rắn, cho vào oxy già đun sôi để loại bỏ vi khuẩn và tẩy trắng thành phẩm - sau quá trình no nê của lũ bọ. Những đốt xương đã được xử lý xong, đạt yêu cầu sẽ được xếp vào khuôn silicon theo size nhẫn, size vòng mà khách hàng đặt trước, hoặc theo sáng tạo riêng.
Keo resin - một loại chất kết dính - được pha trộn theo công thức riêng rồi rót vào khuôn. Trang sức xương rắn lúc này đã tương đối hoàn thiện, chỉ cần đợi đến khi tách khuôn, xử lý “sẹo” và bọt khí, mài, đánh bóng thủ công cho trơn nhẵn, mịn màng đến mức tinh xảo, thế là xong.
Những chiếc xương nhỏ xíu được xếp vào khuôn, tạo hình nhẫn.
Có khi, công đoạn này “rẽ hướng” từ sau khi xử lý xương xong. Thay vì cho vào khuôn, cậu thanh niên sẽ nối chúng lại bằng dây, tết lại để làm thành vòng tay dây rút. Với dạng này, người ta sẽ được sờ tận tay những đốt xương rắn.
Đó là cách chàng trai trẻ Trịnh Quang Nhã biến những con rắn chết, vốn là đồ bỏ đi ở các trang trại nuôi, trở thành đồ trang sức độc bản. Nhã vốn không phải là nhà thiết kế trang sức. Cậu cũng chưa từng được học về cách xử lý xác động vật như một nhà giải phẫu. Nhã vốn là một nghệ sĩ thiết kế 2D, công việc chính là thiết kế logo và vẽ artwork cho các local brand.
Thành phẩm nhẫn xương rắn và "cha đẻ" của nó, Trịnh Quang Nhã.
2 năm nay, cậu bị mê hoặc bởi những món trang sức từ xương rắn. “Mình thích rắn, trước đây cũng có tìm mua vòng tay xương rắn để đeo, nhưng chỉ thấy có bán ở Thái Lan. Mình thấy họ bán giá khá cao và cũng không biết làm sao mua được nữa. Thế là mình mày mò tìm cách làm xương và tự lấy những đốt sống làm luôn. Cách đan dây cho vòng thì mình học trên YouTube.
Cách xử lý xương, ban đầu mình có học mấy anh trên Facebook, nhưng họ chỉ nói chung chung và họ sử dụng bọ Dermestid. Mình không có bọ đó. Mình tìm hiểu và nhớ ra cái gì lũ sâu gạo cái cũng ăn cả, nên mua bọ tiến hoá từ sâu gạo về làm thử.
Cảnh tượng như phim kinh dị: Hàng ngàn con bọ ngấu nghiến thịt rắn đến khi còn trơ xương.
Thực ra lúc đầu hỏng nhiều lắm, ví dụ lượng bọ không đủ để xử lý nhanh, tới khi rắn phân hủy, bốc mùi thì chúng không ăn nữa. Mình làm hư mất vài chục xác rắn trong khoảng thời gian 1 - 2 tháng đầu. Sau mình mua số bọ số lượng nhiều lên thì đạt kết quả tốt.”, Nhã kể.
Người “hồi sinh cái chết”
Nhã nghịch với resin, tự làm ra vòng tay, vòng đeo cổ từ xương rắn cho mình. Nhã khoe thành quả của mình lên mạng, nhiều người trẻ khác thấy hay ho thì đặt hàng, thế là Nhã có thêm nghề phụ.
Điều cậu thấy tâm đắc nhất, mà khách hàng cũng ghiền nhất, đó là mỗi chiếc vòng tay, nhẫn hay vòng đeo cổ được làm ra đều là độc bản. “Vì mỗi con rắn hay từng đốt xương đều độc nhất hết”, Nhã nói.
Chàng nghệ sĩ trẻ cảm thấy được thách thức bản thân, hưng phấn chẳng kém gì việc sáng tạo ra một bản vẽ, logo. Ví như chuyện làm nhẫn từ xương rắn, ban đầu Nhã có nghĩ ra đâu. Một người bạn muốn có “full combo” đã ra đề bài: “Có cách nào để giữ xương chắc chắn đeo trên ngón tay không?”, khiến cậu phải tìm cách chinh phục kỹ thuật mới.
Nhã hào hứng kể: “Thời gian để xử lý xương mất khoảng 2 ngày, còn làm nhẫn mất 2 ngày, gồm 1 ngày chờ keo khô và 1 ngày mài giũa hoàn thiện. Làm nhẫn khó hơi nhiều so với làm vòng từ nguyên bộ xương luôn. Xương làm nhẫn nó chỉ cỡ 1 - 3mm một đốt, phải rất tỉ mỉ mới xếp được vào khuôn.
Mình cũng không phải thợ resin nên việc xử lý bọt khá vất vả. Resin khuấy có thể không có bọt nhưng xương thì nhiều lỗ trống khiến bọt khí trào lên. Đôi khi phải kiên nhẫn sửa những bọt quá to, đôi khi mình không sửa nổi, mình phải bỏ đi làm lại từ đầu. Cũng nản đó!”.
Chàng nghệ sĩ trẻ tự nhận mình hơi “dị” khi thích chơi với xác rắn và tái sinh nó theo một cách đặc biệt. Nhưng đó cũng là “tuyên ngôn” cá nhân của Nhã, là địa hạt mà cậu được thử nghiệm và thách thức bản thân. “Gia đình lúc đầu cũng chỉ thắc mắc mình đang làm gì với ‘tụi nó’ chứ cũng không phản đối. Đó giờ mình tự ý quyết định mọi thứ, kiểu người ta càng ngăn mình càng muốn làm, nên không ai ngăn nữa (cười).”.
Cậu “thú nhận”, do là một freelancer nên thu nhập cũng không ổn định. Có khi Nhã bán được nhiều hàng, có khi thì vẽ nhiều được nhiều tiền, nên có khi tháng chỉ được 6 - 7 triệu, có tháng hơn 50 triệu. Với Nhã, điều quan trọng hơn là cậu thoải mái làm những gì mình thích, được nhìn thấy sự sống “tái sinh” trong một hình hài khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Muốn cây kim tiền phát tài, phát lộc? Đừng bỏ qua 5 bí quyết quan trọng này!
Đừng vứt bỏ đồ lót cũ mà bạn không mặc! 3 thứ này rất hữu ích, hãy thử sửa nhé!
Muỗi sợ nhất cái này, chỉ cần bạn đặt một cái ở nhà, thì dù không đốt nhang muỗi cũng không thấy một con muỗi nào
Nếu bạn gặp được cây cỏ trong kẽ đá này thì bạn là người may mắn, hãy trân trọng chúng!
Tại sao gà mái bắt chước gà trống gáy lại là 'điềm xấu'? Bí ẩn lâu nay cuối cùng được tiết lộ!
3 con giáp phát tài phát lộc cho đến cuối năm, sự nghiệp của tuổi Tỵ sẽ suôn sẻ, đầu tư sẽ có lãi
Quy trình lấy "nguyên liệu" xương rắn.