Cháu nội và cháu ngoại cùng thi tốt nghiệp, tôi hứa thưởng mỗi cháu 20 triệu, ngờ đâu con dâu lại gào lên: "Mẹ đừng phung phí tiền bạc nữa!"
Gia đình hàng xóm luôn cư xử kỳ lạ khiến cả khu phố săm soi, đêm qua tôi mới phát hiện ra sự thật giật mình / Nửa đêm, chị hàng xóm mắt đỏ hoe dắt theo hai con sang xin ngủ nhờ và tiết lộ bí mật gia đình chị khiến tôi sửng sốt
Tôi năm nay 60 tuổi, sinh được một trai một gái, cả hai đều đã sớm yên bề gia thất, có cuộc sống của riêng mình, không cần tôi phải lo lắng nữa. Ngày trước tôi và chồng cùng nhau giúp con cái chăm cháu. Ban đầu hai vợ chồng tôi ở chung với gia đình con trai để tiện trông cháu, sau đó bên nhà mẹ chồng con gái tôi có chút chuyện, tôi quyết định đón cháu ngoại về nhà mình chăm sóc. Có thể nói là từ lúc tôi nghỉ hưu đến giờ, cuộc sống chỉ quanh xung quanh hai đứa cháu, rất ít khi nghỉ ngơi.
Tuy vất vả là thật nhưng tôi cũng không hề kêu ca than vãn gì, bởi tôi là người thích trẻ con, nhất là khi lớn tuổi rồi lại càng muốn vui vầy bên con cháu, thế nên tôi mới đón cả hai đứa về chăm.
Mãi cho đến 3 năm trước, chồng tôi qua đời, tôi mới chợt nhận ra mình cũng đã già, không còn sức giúp các con trông cháu nữa. Tôi bắt đầu cuộc sống tuổi già của mình, tôi vẫn ở chung với con trai, ban ngày các con đi làm cháu đi học, tôi ở nhà nhàn rỗi một mình, chán thì tìm người buôn chuyện, hoặc là đi dạo phố, xuống sân tập dưỡng sinh, một ngày cứ như vậy mà trôi qua. Tôi không có lương hưu, trước kia lương hưu của chồng tôi khá cao, một tháng cũng được khoảng 15 triệu, đủ cho hai vợ chồng già sinh sống.
>> Xem thêm: Bố mẹ muốn con út bỏ học để đi làm kiếm tiền nuôi anh trai ăn bám
Từ khi chồng mất, tôi cũng mất đi một nguồn kinh tế lớn, chỉ còn trông vào khoản tiền tiết kiệm 300 triệu và thỉnh thoảng các con cho thêm. Tôi ở cùng nhà với con trai nên cũng không tiêu pha gì nhiều, chi phí trong nhà đều do hai vợ chồng con chịu trách nhiệm, tôi chỉ góp thêm vài đồng mua dầu gạo mắm muối thôi, thế nên tiền bạc không phải vấn đề quá lớn, cuộc sống cũng thảnh thơi, không có gì đáng bận tâm.
Thế nhưng giờ đây cuộc sống thảnh thơi đó lại đang vướng phải một chút chuyện rắc rối.
Tháng 6 vừa qua chính là lúc quan trọng nhất của hai đứa cháu tôi, hai đứa trẻ bằng tuổi nhau, năm nay cùng thi tốt nghiệp, bận rộn vất vả đèn sách suốt 12 năm học, giờ chỉ còn cách ngưỡng cửa đại học một bước chân nữa thôi, tất cả mọi người trong nhà đều vì hai đứa cháu mà bận tới bận lui.
Ảnh minh họa. (Nguồn AI) |
Từ lúc qua Tết là cả hai đứa bắt đầu vào guồng ôn tập. Ví dụ như cháu nội tôi, mỗi ngày trừ thời gian học ở trường, về đến nhà lại vùi đầu vào bài vở đến hơn nửa đêm, ngoài ra còn đi đăng kí học thêm ở lò luyện thi, hầu như mỗi ngày chỉ ngủ 5-6 tiếng, tôi nhìn mà xót hết cả lòng.
Cháu ngoại tôi cũng thế, nghe con gái tôi kể, sáng ra cứ đúng 5 giờ là dậy để học thuộc bài, tất cả là để có thể thi được điểm cao, đỗ vào trường đại học tốt nhất. Tuy rằng cả hai đứa cháu đều rất chăm chỉ nỗ lực, nhưng học lực của chúng khác nhau, điểm số cũng khác nhau.
Cháu nội tôi là một đứa bé ngoan, hiểu chuyện, cố gắng không ngừng, từ bé đến lớn chưa từng lười biếng bao giờ. Thế nhưng kết quả học tập mãi không có tiến triển, lúc học tốt nhất là khi học tiểu học, thành tích thi cử lúc nào cũng xếp top 5 trong lớp. Nhưng từ khi lên cấp 2 thì thành tích càng ngày càng thụt lùi, làm cho gia đình hết sức lo lắng.
>> Xem thêm: Vừa trông 3 con nhỏ vừa kiếm tiền từ lúc chưa hết cữ nhưng cứ hễ con ốm thì tôi lại thành tội đồ của cả họ
Con dâu tôi lúc đó cứ như ngồi trên đống lửa, ngày ngày tìm nguyên nhân tại sao, rồi lại mời gia sư về kèm thêm, đăng kí lớp học thêm ở ngoài, cuối cùng còn quay ra trách tôi ngày thường chiều cháu quá để nó hư. Thời gian đó tôi cũng không mấy vui vẻ, tôi quyết định mặc kệ chúng, tự lo việc của mình, không quan tâm việc của con cháu nữa. Giờ đây chẳng còn mấy mà đến kì thi tốt nghiệp, thế nhưng tình hình học tập của cháu nội tôi vẫn không tiến bộ, nghe nói lần trước thi thử còn chưa quá 20 điểm, nếu như thi tốt nghiệp mà không phát huy thì sợ là không vào được trường tốt, khiến cả nhà rất lo.
Cháu ngoại tôi thì ngược lại hoàn toàn, từ bé đến lớn lúc nào cũng là học sinh xuất sắc toàn diện, trước đây mỗi lần mẹ nó đưa về nhà ông bà ngoại chơi, trong cặp sách trừ bài tập trên lớp ra thì có đủ các loại sách bổ túc khác, rảnh rỗi là nó lại lôi sách ra đọc, hoàn toàn không cần người lớn phải bận tâm. Lên cấp ba áp lực bài vở là vậy, thế nhưng thành tích của cháu ngoại tôi vẫn rất ổn định, lúc nào thi tốt thì phải được 28-29 điểm, hoàn toàn có thể đỗ trường đại học top đầu cả nước.
Trẻ con tự có mục tiêu riêng của bản thân, người lớn như chúng tôi chỉ có thể cố gắng tạo điều kiện, ủng hộ chúng, vì thế cả nhà chúng tôi quyết định cùng nhau ăn một bữa cơm thịnh soạn, mục đích là để cổ vũ tinh thần, tiếp thêm sức mạnh cho hai đứa trẻ, giúp chúng phát huy hết khả năng của mình trong kì thi sắp tới, đỗ vào trường đại học mà mình mơ ước. Thế nhưng trên bàn ăn vui vẻ là vậy, một quyết định của tôi lại khiến con dâu không vui ra mặt.
Nhân lúc tất cả mọi người đang ăn uống trò chuyện rôm rả, tôi nói với hai đứa cháu của mình:
“Chỉ cần các cháu thi đỗ đại học, bà sẽ thưởng cho mỗi đứa 20 triệu, lúc đó các cháu thích mua gì thì mua, điện thoại mới hay máy tính đều được, coi như là bà cổ vũ cho cả hai đứa”.
Hai đứa trẻ nghe xong không nói gì, con gái tôi vội nói với cháu ngoại:
“Nhanh cảm ơn bà ngoại đi, món quà cổ vũ bà cho hai đứa to như thế, hai đứa nhớ phải thật cố gắng để không phụ tấm lòng của bà, nghe chưa?”.
Cháu ngoại gật đầu vâng dạ cảm ơn tôi, thế nhưng con dâu tôi mặt mũi xầm xì nói:
“Mẹ ơi, mẹ đừng phung phí tiền bạc nữa, mẹ cho mỗi đứa tận 20 triệu, 20 triệu không phải số tiền nhỏ, lại làm hư tụi nhỏ, mà mẹ còn phải để tiền dưỡng lão nữa chứ”.
Nghe con dâu nói vậy, tôi có chút phật lòng, dù sao hôm nay cũng là ngày vui, không thể vì chút chuyện nhỏ mà làm mất hứng hai đứa nhỏ. Hai đứa sắp thi đại học, có thêm phần thưởng coi như động lực để chúng cố gắng, vậy nên tôi nói với con dâu:
“Không sao đâu con, mẹ có chút quà làm động lực cho lũ trẻ thôi, giúp hai đứa cố gắng thi tốt là được”.
Ảnh minh họa. (Nguồn AI) |
Lúc đó con dâu tôi cũng không nói thêm gì nữa, cả nhà lại vui vẻ ăn cơm tiếp rồi ra về. Chuyện này vốn là cứ vậy cho qua, việc tôi đã hứa thì chắc chắn tôi sẽ thực hiện. Kể cả nếu một trong hai đứa không đỗ, tôi vẫn sẽ tặng quà, bởi tiền tôi giữ lại cũng không dùng đến, cho nên tôi cũng không nghĩ quá nhiều đến chuyện này nữa. Thế nhưng con dâu tôi nhân lúc cháu nội không có nhà, lôi chuyện phần thưởng ra càm ràm:
“Mẹ, mẹ rốt cuộc định làm cái gì thế, mẹ có bao nhiêu tiền chúng con không biết, nhưng nhà em gái có thiếu thốn gì đâu, mẹ còn cho nhà nó tiền, mẹ có để ý đến cảm nhận của chúng con không? Mẹ cho tiền chẳng nghĩ ngợi gì, nhưng đến lúc mẹ ốm đau vẫn là chúng con bỏ tiền ra chăm mẹ mà?”.
Con dâu nói vậy làm tôi cạn lời luôn, việc chăm sóc tôi vốn là chuyện của con trai tôi, hơn nữa bao nhiêu năm qua tôi cũng giúp đỡ hai vợ chồng nó rất nhiều, tôi ở nhà chúng chẳng tiêu pha gì đắt đỏ, thậm chí tôi còn phụ thêm một ít, bây giờ lại quay sang trách tôi tiêu tiền của vợ chồng chúng, làm tôi thật sự bất lực không biết nói sao. Thấy tôi không nói gì, con dâu tôi lại nói tiếp:
“Vốn dĩ mẹ là do vợ chồng con chịu trách nhiệm phụng dưỡng, sau này bất kể chuyện gì cũng do bọn con bỏ tiền bỏ sức ra, mẹ thì lại coi cháu nội cháu ngoại giống nhau, mẹ bảo bọn con liệu có buồn không? Cháu ngoại mẹ có cả ông bà nội của cháu thưởng cho là được rồi, mẹ làm bà ngoại thôi, mẹ tập trung vào cháu nội của mẹ kìa”.
Có thể con dâu nói có phần đúng, nhưng tôi cũng chẳng thấy mình sai ở đâu. Tiền tiết kiệm của tôi, tôi muốn tiêu thế nào là quyền của tôi, tôi coi cháu nội cháu ngoại đều là cháu mình, hết lòng thương yêu, tôi chỉ muốn đối xử công bằng với cả hai đứa, cũng mong hai đứa sống tốt, vậy mà tấm lòng của tôi trong mắt con dâu lại trở nên xấu xí như vậy.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn