Chế độ dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe sau khi mắc COVID-19
Trẻ đã là F0, có cần tiêm vaccine phòng COVID-19? / Khi nào cần đưa trẻ đi khám hậu COVID-19?
Theo các bác sĩ, sau khi khỏi COVID-19, người bệnh vẫn gặp phải một số triệu chứng như mệt mỏi, ho, khó thở, chán ăn, lo âu, mất ngủ... Các triệu chứng này có thể tự khỏi sau vài tháng. Thế nhưng những ca mắc COVID nặng, phải điều trị tại bệnh viện thì thời gian hồi phục sẽ kéo dài lâu hơn.
Tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người mà sau khi mắc COVID-19 sẽ đối mặt với những di chứng khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thông qua con đường ăn uống để tăng sức đề kháng, quan trọng hơn hết là sớm phục hồi và ngăn ngừa các dấu hiệu suy giảm sức khỏe hậu COVID-19.
Hậu COVID-19, người đã nhiễm bệnh cần phải tuân thủ một chế độ dinh dưỡng khoa học với thực phẩm tươi sống để cung cấp cho cơ thể các vitamin, khoáng chất, protein, đạm,... Một chế độ ăn uống phù hợp sẽ đảm bảo cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh để đánh bại di chứng sau COVID.
Thông thường, năng lượng trong khẩu phần ăn sẽ được cung cấp bởi các thực phẩm thuộc 3 nhóm:
● Nhóm 1: giàu chất đường bột gồm gạo, ngũ cốc, khoai, củ...
● Nhóm 2: giàu đạm gồm các loại thịt động vật, thịt gia cầm, thủy sản, đậu, đỗ các loại...
● Nhóm 3: giàu chất béo gồm mỡ động vật, dầu thực vật, bơ, các loại hạt nhiều dầu...
Theo nghiên cứu, một chế độ ăn hợp lý cần đảm bảo đủ cả về số lượng và tỷ lệ từ 3 nhóm sinh năng lượng đó là đạm (protein) từ 13-20%, chất béo (lipid) từ 20-25% và chất bột đường (glucid) từ 55-65%.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần nạp đủ 10 thành phần dinh dưỡng sau đây vào cơ thể mỗi ngày:
Vitamin C:
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, vitamin C có khả năng giúp người bệnh chống lại các bệnh liên quan đến đường hô hấp, cảm cúm... Đây là một chất chống oxy hóa và kháng viêm hiệu quả. Nhu cầu dung nạp vitamin C có thể dễ dàng đạt được khi ăn trái cây và rau sống, nhất là các loại quả có múi như chanh, cam, bưởi... Lượng vitamin C khuyến cáo cho người lớn không nên quá 2.000mg/ngày.
Vitamin D:
Việc bổ sung vitamin D giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, sản sinh chất cathelicidin - một peptide kháng khuẩn giúp chống lại vi khuẩn và nấm.
Vitamin E:
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy chế độ ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin E có thể cải thiện khả năng miễn dịch của tế bào thông qua việc tạo ra sự biệt hóa cao hơn trong các tế bào T (tế bào miễn dịch) chưa trưởng thành. Đặc biệt, loại vitamin này cũng giúp rút ngắn thời gian phục hồi cơ quan trong cơ thể sau khi điều trị bệnh. Bác sĩ khuyên người bệnh nên nạp vitamin E hàng ngày với liều lượng là 6,5mg (nam) và 6mg (nữ). Người bệnh có thể tìm thấy hàm lượng vitamin E cao ở các thực phẩm như đậu nành, giá đỗ, rau mầm...
Kẽm:
Kẽm đóng vai trò chủ chốt trong quá trình tổng hợp DNA và tăng sinh tế bào, giúp ổn định cấu trúc protein, điều hòa và thúc đẩy hàng trăm phản ứng trong cơ thể. Khi kết hợp kẽm cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp làm chậm quá trình lão hóa và giảm nguy cơ mắc viêm phổi cùng các bệnh nhiễm trùng.
Omega-3:
Đây là một loại axit béo thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được. Nó có vai trò quan trọng trong chống viêm và cải thiện hệ miễn dịch. Người bệnh có thể dung nạp Omega-3 trong các loại thực phẩm như dầu gan cá, cá hồi, dầu cá và các loại hạt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì người hậu COVID-19 tốt nhất nên bổ sung thực phẩm có chứa Omega-3 trung bình 2g/ngày.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn