Đời sống

Chết lúc nào không hay vì chủ quan khi bị chảy máu cam

Chết lúc nào không hay vì chủ quan khi bị chảy máu cam - cần chú ý kẻo hối không kịp.

Tỏi rất tốt cho sức khỏe, nhưng chế biến với các thực phẩm sau là đại kỵ, "ủ bệnh" cho cả nhà / 5 món ăn vừa mát vừa lành, lọc sạch bong độc tố cho gan- thận, cả đời không lo bệnh tật

Chảy máu cam là một thuật ngữ chuyên ngành cho việc chảy máu mũi. Trẻ em là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh này nhất, bởi chúng thường có thói quen ngoáy mũi. Hành động này có xu hướng làm tổn thương các mô, gây ra chảy máu.

Mô tả ảnh
Ảnh minh họa.

Còn khi người lớn bị chảy máu cam, nguyên nhân có thể là do bệnh cao huyết áp, nhiễm trùng trong mũi hoặc xơ cứng động mạch gây ra.
Tuy nhiên, có một nguyên nhân nữa gây ra việc chảy máu cam liên tục. Đây được xem là dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của căn bệnh ung thư.

Theo ước tính của các nhà chuyên môn, khoảng 60% dân số thế giới bị chảy máu cam ít nhất 1 lần. Trong một số trường hợp (đổ máu cam do tai nạn giao thông, tai nạn lao động), máu mũi có thể đổ hàng tháng, gây nguy hiểm đến tính mạng. Trong mọi trường hợp (dù chỉ do ngoáy mũi), xử trí đầu tiên là cầm máu, khi đã ổn định mới tìm hiểu nguyên nhân.

Các điều tra tại Pháp cho thấy, nam giới hay bị đổ máu cam hơn nữ. Ở người trẻ tuổi, điểm chảy máu thường xuất phát từ phần trước của mũi, thường do chấn thương hoặc viêm đường hô hấp trên. Ở Lứa tuổi trên 40, điểm chảy máu lại xuất phát từ phần sau mũi, thường do các bệnh xơ cứng động mạch, cao huyết áp, u bướu...

Nguy hiểm có thể mắc khi chảy máu cam

Một trong những nguyên nhân chính gây chảy máu cam là do nhiễm trùng xoang, cảm lạnh nặng, sử dụng thuốc như lạm dụng thuốc xịt mũi chống sung huyết, bệnh bạch cầu, bệnh gan, bệnh ưa chảy máu và rối loạn đông máu di truyền khác.

 

Các nguyên nhân khác gây ra bệnh này là chấn thương mũi do va đập, xì mũi quá mạnh và thường xuyên ngoáy mũi.

Xử trí

- Điều cần làm đầu tiên là dùng ngón ta ấn chặt vào bên cánh mũi có ra máu trong vòng 10 phút và nghiêng đầu về phía trước.

- Để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, nên cho người bệnh chống khuỷu tay lên mặt bàn hoặc lên tay vịn ghế tựa.

- Người bệnh cũng có thể dùng bông gạc cầm máu và làm liền sẹo bán tại các hiệu thuốc để dịt vào nơi chảy máu.

 

- Một cục nước đá đặt vào gốc mũi cũng có tác dụng làm cho máu ngừng chảy.

- Nếu đã làm các động tác trên mà máu vẫn chảy, nhất thiết phải gọi bác sĩ.

- Nhất định không được để bệnh nhân nằm hoặc để bệnh nhân ngả đầu ra đằng sau. Trong tư thế này, máu sẽ chảy ngược vào trong họng, gây nôn mửa và không làm đông máu.

- Việc bôi kem, vaselin, xịt thuốc hoặc nước muối vào trong mũi không phải là giải pháp lâu dài vì không giúp phục hồi độ ẩm của niêm mạc, còn có thể khiến mũi khô hơn.

- Nếu nguyên nhân của việc đổ máu cam là không khí khô, có thể dùng các thiết bị làm tăng độ ẩm trong phòng. Tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn, đây chỉ là giải pháp tình thế.

 

Khi nào tìm bác sĩ?

- Máu mũi chảy do đầu bị va chạm mạnh hoặc bị một vật gì rơi vào.

- Đã làm các động tác sơ cứu mà máu vẫn chảy.

- Người bệnh bị huyết áp cao.

- Người bệnh có những triệu chứng khác (đau đầu, nôn mửa…).

 

- Nếu sau khi ngừng một thời gian, máu mũi lại chảy.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm