Chị gái tôi huỷ hôn ngay trong đám cưới vì lời đề nghị quá quắt của anh rể
Con trai cưới mẹ đơn thân, mẹ chồng bắt con dâu làm một việc trong ngày cưới khiến cô phẫn nộ hủy hôn ngay lập tức / Đến thăm chị gái ở cữ nhà chồng, tôi sững người khi bước chân vào căn phòng chị đang ở
Tôi vẫn nhớ cách đây 2 năm, trong một lần đi du lịch, mẹ tôi đã đến một ngôi đền nhỏ nằm trên núi để xin quẻ tình duyên cho con gái lớn. Chị tôi lúc ấy 26 tuổi rồi mà chẳng yêu đương với ai, không có ý định kết hôn và hay tránh né khi được người khác mối lái.
Hồi ấy tôi với bố cứ lắc đầu bảo mẹ mê tín. Nhưng không ngờ sau đó chị tôi có bạn trai thật, lại còn là một anh nhà giàu, chủ nhà hàng đồ ăn chay nổi tiếng trên phố luôn. Thế là tôi với bố im thít không dám trêu mẹ nữa.
Quãng thời gian yêu đương trông chị tôi rất vui vẻ. Mấy lần chị dắt bạn trai về nhà chơi cũng rất được lòng phụ huynh. Thấy anh sáng sủa bảnh bao lại còn có gia thế tốt, bố mẹ tôi giục chị nhanh chóng kết hôn rồi đẻ con. Chị lấy lý do vẫn còn trẻ, vẫn muốn chơi nên chưa cưới vội.
Rồi cuối cùng bố mẹ tôi cũng được thoả nguyện ước ao. Đúng ngày sinh nhật chị tôi 2 tháng trước, bạn trai chị bất ngờ quỳ xuống cầu hôn ngay giữa nhà hàng. Mọi người xung quanh hò hét vỗ tay chúc cho đôi uyên ương trăm năm hạnh phúc. Nhìn cái nhẫn kim cương to đùng chị được đeo lên tay mà tôi chỉ ước sau này cũng có người trân trọng mình như thế.
Lễ ăn hỏi nhanh chóng được ấn định. Suốt cả tháng chị tôi bận rộn đi thử váy áo, chọn chỗ bán hoa tươi, trang trí rạp cưới, in thiệp mời. Đi ké cùng chị chọn cái này cái kia mà tôi cũng háo hức. Sao đồ đám cưới thứ nào cũng đẹp đẽ lung linh thế nhỉ. Chẳng trách cô gái nào cũng mơ ước được kết hôn.
Ảnh minh họa.
Mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ và vui vẻ, ngoại trừ một chi tiết rất lạ. Đó là sự vắng mặt của anh rể tương lai trong suốt quá trình chuẩn bị đám cưới. Đành rằng 2 bên gia đình đều bận lo cho ngày trọng đại, nhưng lý do gì mà đi thử áo dài ăn hỏi anh ấy cũng vắng mặt?!? Toàn là tôi hoặc mẹ đi cùng chị sắm sửa, cứ như chị tôi tự cưới bản thân mình vậy.
Đến nhân viên tiệm cho thuê đồ cưới cũng thắc mắc vì sao cô dâu không có chú rể đi cùng. Mẹ tôi bảo chị hỏi xem chồng bận gì. Chị tôi chỉ cười trừ, tự biện minh rằng anh đã nhắn tin báo rằng nhiều việc phải lo nên không hộ tống vợ tương lai được.
Đợi mãi đến ngày ăn hỏi thì chuyện động trời xảy ra. Giờ kể lại cho mọi người nghe mà tôi vẫn không tin nổi trên đời lại có chuyện hài hước đến vậy. Đầu tiên là nhà trai đến trễ rất lâu, chậm hẳn giờ đẹp làm lễ ăn hỏi. Nhà tôi sốt ruột gọi sang hỏi có vấn đề gì thì họ bảo… chú rể bị đau bụng! Nghe xong các cụ bên đàng gái lắc đầu chẳng biết nói sao.
Chờ gần hết buổi sáng cuối cùng cũng thấy anh rể bê tráp sang. Chào hỏi thủ tục lễ bái xong xuôi, tới màn trao vàng và của hồi môn thì có biến. Bà sui gia cầm chiếc sổ đỏ lên, tưởng đấy là nhà tân hôn tặng cho vợ chồng chị gái tôi nên trao trịnh trọng lắm. Ngờ đâu trước mặt quan viên hai họ, bà sui tuyên bố một câu khiến cả nhà tôi chết sững: “Đây là nhà bố mẹ mua từ lâu, để không cũng phí, mẹ cho 2 con mượn ở tạm một thời gian, khi nào mua được nhà khác thì trả lại bố mẹ”.
Trời ơi mẹ tôi xỉu ngang luôn! Bà không tin nổi vào tai mình nữa. Đàng gái thì trao tận chục cây vàng, thêm cái xe ô tô mấy trăm triệu và mấy cuốn sổ tiết kiệm. Thế mà đàng trai đưa có 5 chỉ vàng, kèm theo sổ đỏ “cho mượn”. Vậy là sao hả mọi người?!?
Tới khúc này thì cả làng xôn xao. Họ hàng đàng trai cũng bất ngờ, có cụ ông còn khều tay bố chồng tương lai của chị tôi để hỏi “Tại sao lại là cho mượn nhà, xấu hổ quá”. Đáng lẽ chuyện tế nhị vậy thì mẹ chồng chị nên về nhà nói nhỏ với con dâu, chứ ai đời trước mặt bao người lại tự khoe ra mình là người keo kiệt như vậy.
Mọi người nhốn nháo nhưng riêng chị gái tôi thì vẫn chưa hiểu vấn đề ở đâu. Chị vẫn đứng tạo dáng cho thợ ảnh bấm rất chuyên nghiệp! Tôi nhìn chị mà dở khóc dở cười. Rồi lúc nhà trai ra về, tôi thấy gia đình anh rể kéo chị gái tôi ra góc. Họ sẵng giọng bảo chị phải trả lại của hồi môn mà người thân bên chú rể vừa trao. Tới khi nào đám cưới xong xuôi thì chị mới được nhận. Tôi mách mẹ ngay lập tức, mẹ vừa bực vừa lo nhưng cũng không muốn làm ầm lên trong ngày vui của con gái.
Đám hỏi xong xuôi được mấy hôm, mẹ tôi lựa lúc không có ai liền nói nhỏ với chị về sự cố chiếc sổ đỏ. Chị nghe mẹ phân tích xong tự dưng buồn ngang. Tôi thương chị lắm mà không biết nói gì, lo chị lấy chồng bị đuổi ra ngoài đường lúc nào chẳng hay. Nhưng thôi lúc ấy đã tổ chức gần xong, không lẽ tôi xúi chị bỏ chạy?
Ngày rước dâu chị tôi xinh như công chúa vậy. Chị mặc váy cưới đơn giản trắng tinh, tóc búi cao đầy vẻ thanh tú. Ai cũng khen anh rể may mắn cưới được cô vợ đẹp nên anh cười suốt cả buổi.
Trước khi tiệc cưới diễn ra thì mọi người háo hức đợi xem phần lễ. Tôi ngồi sát sân khấu quay phim, đến màn trao nhẫn của cô dâu chú rể thì phát hiện có gì đó không đúng lắm. Anh rể thì thầm vào tai chị tôi nói gì đó, tôi thấy chị chần chừ giây lát rồi rút cái gì đó từ tay trái đưa cho anh.
Trời đất ơi mọi người biết đó là gì không? Bên nhà trai không mua cặp nhẫn cưới nào cả, ông anh rể tương lai quý hóa bắt chị tôi phải đưa nhẫn cầu hôn ra để xài lại! Chỉ có 1 chiếc nhẫn được xỏ vào tay chị, tới lượt anh thì chị giả vờ làm động tác đeo mà thôi. Mặt chị tôi bối rối thấy rõ, bố mẹ tôi đứng ngay cạnh cũng sốc ngang. Tuy nhiên họ đều tỏ ra rất bình tĩnh, đám cưới xong xuôi thì sóng gió mới nổi lên.
Đợi quan khách về hết, bố mẹ tôi ngồi xuống nói chuyện thẳng với nhà thông gia. Họ hỏi xem tại sao lại có màn trao nhẫn kỳ quặc như thế. Thiếu thốn kiểu gì mà đến cặp nhẫn cưới vài triệu bạc cũng không sắm nổi? Anh rể tương lai đứng ra lên tiếng chống chế rằng mua nhẫn kim cương đã quá tốn kém, mất “hơn 20 triệu” nên anh không muốn lãng phí tiền cho cặp nhẫn cưới nữa. Lý do nghe không lọt tai tí nào, nhưng bố mẹ anh rể còn gây kinh ngạc hơn khi họ đồng tình với con trai, tiếp tục bao biện rằng cái nhẫn ấy “không có gì quan trọng”. Thứ quan trọng nhất trong một cuộc hôn nhân là tờ giấy đăng ký kết hôn cơ.
Khoảnh khắc ấy chị tôi như bừng tỉnh. Hai anh chị chưa đăng ký cái gì hết, mấy lần chị giục ra phường nhưng anh toàn kiếm cớ bận. Bố mẹ tôi không đồng ý với việc nhà thông gia coi thường con gái mình như thế. Lễ tiết quan trọng mà họ lại bỏ qua, diễn trò hề ngay trên sân khấu đám cưới. Bên anh rể cũng chẳng vừa, nhà gái trách câu nào là nhà trai cãi lại ngay câu ấy.
Thế là ngày vui của chị tôi biến thành trận khẩu chiến. Đôi bên cãi nhau ầm ĩ, có bao nhiêu chuyện ngứa mắt đều bới móc hết ra. Đến khi chị tôi bật khóc thì họ mới chịu ngừng, nhưng anh rể không hề quan tâm đến vợ. Lúc ấy tôi mới nhận ra anh hiếu thắng và trẻ trâu như nào. Anh có thể cục cằn với chị em tôi nhưng không được phép vô lễ với người lớn. Ấy thế mà anh dám chỉ trỏ vào mặt bố mẹ vợ, còn lôi chị gái tôi vào chê rằng “con ông bà là đứa nhu nhược, vô dụng chẳng biết làm cái gì, ham tiền nong nên mới dụ trai nhà giàu vào bẫy”.
Ôi làng nước ơi! Sao anh ta có thể bịa ra câu vớ vẩn như thế chứ. Chị tôi yêu anh ta thật lòng, suốt ngày bênh anh ta trước mọi lời chỉ trích của người khác. Ấy thế mà chưa về làm dâu ngày nào đã bị cả nhà chồng xúc phạm thẳng mặt. Chưa kể cái nhẫn cầu hôn cũng có phải kim cương thật đâu, là nhân tạo mọi người ạ!
Kết cục là dẹp không cưới xin gì nữa. Bố mẹ tôi tuyên bố không cho rước con gái về nhà kia, cũng chẳng thèm góp nửa tiền cỗ cưới nữa. Nhà thông gia đứng ra đặt tiệc thì tự đi mà lo. Không phải vì gia đình tôi ki bo mà đấy là cái giá cho sự ngang ngược vô lý của nhà anh rể “hụt”.
Dĩ nhiên nhà họ đâu có cắn răng chịu thiệt. Mua cái nhẫn còn tiếc thì nói gì hơn trăm triệu tiền cỗ bàn! Mấy hôm nay anh rể gọi điện làm phiền gia đình tôi liên tục, vừa chửi bới vừa dọa nạt chị tôi để đòi lại phí tổn đám cưới. Ngẫm lại thì họ đã cho chị tôi được cái gì đâu. Tiền vàng hồi môn chưa được cầm đã bị mẹ chồng lấy mất, cái sổ đỏ “cho mượn” tấu hề hôm ăn hỏi thì cũng bị họ đem về giấu mất rồi. Có mỗi mấy mâm hoa quả bánh trái bê đến thì bố mẹ tôi đã chia hết cho hàng xóm ăn hộ từ lâu. Thích thì đền luôn chứ cũng chả có gì to tát.
Thôi phen này trong cái rủi có cái may. Chị tôi lên đò hụt nhưng thoát được một kiếp bị gả sai nhà chồng. Tiện cái rạp chưa dỡ, gia đình tôi mời hết họ hàng quay lại làm bữa tiệc xả xui luôn. Biết chị gái rất buồn nhưng tôi nghĩ chị sẽ sớm tìm được mối tốt hơn, chẳng có gì phải hối tiếc nữa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến