Chỉ vì một vết muỗi cắn, cô gái 20 tuổi phải nằm viện chăm sóc đặc biệt tới 11 tháng
Biết những mẹo đuổi muỗi cực hay này, bạn khỏi lo mắc sốt xuất huyết / 10 loại thực phẩm thiết yếu cho người bệnh sốt xuất huyết
Vào mùa hè, những cơn nắng nóng gay gắt, kèm theo mưa bất chợt sẽ tạo điều kiện cho muỗi sản sinh nhiều hơn. Chính vì vậy, việc đề phòng các bệnh dịch do muỗi đốt trong mùa hè là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, vẫn có những người không biết cách phòng tránh bệnh nên lây truyền dịch vào cơ thể. Điển hình như trường hợp một cô gái người Trung Quốc sau đây đã mắc bệnh viêm não Nhật Bản sau khi bị muỗi đốt.
Ảnh minh họa
Cô gái này tên Vương Diễn Linh (20 tuổi), đã trở về nhà trong kỳ nghỉ hè vào tháng 7/2018. Đến đầu tháng 8, Diễn Linh bị sốt cao và tình trạng này kéo dài nhiều ngày dù cô đã uống thuốc sau đó. Vì vậy, cô quyết định đi khám ở một trung tâm y tế trong thị trấn nhưng bác sĩ khuyên cô nên tới bệnh viện lớn để kiểm tra.
Tại bệnh viện, Diễn Linh được chẩn đoán bị nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, viêm não do virus. Cuối cùng, khi có kết quả, bác sĩ thông báo Diễn Linh đã mắc bệnh viêm não Nhật Bản do muỗi dịch đốt ở quê nhà. Sau đó, Diễn Linh phải nhập viện và ở phòng chăm sóc đặc biệt điều trị đến nay đã được 11 tháng.
Viêm não Nhật Bản là căn bệnh như thế nào?
Đây là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền theo đường máu, do virus viêm não B gây ra. Bệnh thường phát triển chủ yếu trong mùa hạ sang thu, từ khoảng tháng 7 đến tháng 9. Phương tiên truyền bệnh là muỗi và nguồn lây nhiễm là từ động vật như lợn, chim, bò... tại các vùng quê.
Đa phần bệnh này thường xuất hiện phổ biến ở trẻ em, nhưng không loại trừ khả năng người lớn cũng có nguy cơ mắc phải. Sau khi mắc viêm não Nhật Bản, người bệnh thường có biểu hiện sốt cao, nhiệt độ cơ thể lên tới 39 - 40 độ C, kèm theo hiện tượng nhức đầu, tinh thần mệt mỏi, uể oải. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, các triệu chứng của hệ thần kinh dần trở nên rõ rệt, đặc trưng là bị cứng cổ, nôn và rối loạn ý thức, co giật, thậm chí còn hôn mê, suy hô hấp, suy giảm hoạt động thể chất...
Để phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản, Bộ Y tế khuyến cáo:
- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để hạn chế nơi trú đậu của muỗi, nên dời chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy.
- Khi đi ngủ cần mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi trong các hộ gia đình, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt.
- Tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản đầy đủ, đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất. Tiêm chủng với 3 liều cơ bản:
+ Mũi 1 lúc trẻ được 1 tuổi.
+ Mũi 2 sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần.
+ Mũi 3 cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó, cứ 3 - 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
- Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương, cần phải đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết