Đời sống

Chống loãng xương, mồ hôi trộm và giải rượu từ món chạch

Theo Đông y, cá chạch vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ khí huyết, bổ thận, tráng dương, thanh nhiệt, giải độc, tiêu khát, trừ thấp, giã rượu.

thường được dùng để liệt dương, viêm gan vàng da, mụn nhọt, lở loét, cơ thể suy nhược, mắc bệnh gan, thận mạn tính, tiểu tiện không thông.

Cách dùng chủ yếu của món chạch là để chữa bệnh và bồi bổ cơ thể dưới dạng món ăn - bài thuốc

Chữa loãng xương

Hàm lượng canxi trong cá chạch rất cao, có thể trị chứng loãng xương.

Cá chạch nấu đậu phụ: Đậu phụ, cá chạch, thêm vài lát gừng, hành lá đun nhỏ lửa đến khi chín, thêm chút dầu mè.

Chữa đổ mồ hôi trộm ở trẻ

Trẻ nhỏ khi ngủ hay đổ mồ hôi, có thể dùng cá chạch để làm giảm bớt tình trạng này.

Cá chạch 200-250g dùng nước ấm làm sạch nhớt, bỏ đầu đuôi, nội tạng, cho vào chảo dùng dầu rán vàng, cho vào lượng nước thích hợp đun lấy nửa bát nước, thêm chút muối, cho trẻ uống canh, ăn thịt chạch.

Trị di tinh, liệt dương

Cá chạch bổ thận, tráng dương, chữa bất lực sinh lý và liệt dương của nam giới khá công hiệu.

Cá chạch 400g, táo đỏ 6 quả bỏ hạt, gừng tươi 3 lát nấu chín, mỗi ngày ăn 2 lần, cứ 10 ngày là một liệu trình.

Có thể dùng món ăn bài thuốc sau: Cá chạch 250g, hạt hẹ 50g. Làm sạch cá chạch, bỏ hết nội tạng. Hạt hẹ đãi sạch bọc vào vải, cho cùng vào nồi, đun với nửa lít nước, cho muối ăn vừa đủ. Sau khi nước sôi, để nhỏ lửa om cho đến khi nước cạn một nửa thì bỏ hạt hẹ ra, ăn cá, uống nước. Mỗi ngày ăn một lần, ăn liên tục trong 10 ngày là một liều thì sẽ thấy kết quả. Ăn hết hai liều như trên (20 ngày) hiệu quả sẽ rõ ràng hơn.

Cá chạch giải rượu

Cá chạch ngoài các tác dụng ở trên còn có thể giúp giải rượu, làm giảm các tác hại của rượu đối với gan.

Cá chạch, xà lách, hành, rượu gia vị, muối. Phi hành, vớt hành ra, cho cá chạch vào chiên vàng, vớt ra, cho rượu vào nồi/chảo đó, lại cho chạch, nêm chút muối, hành phí nấu chín ăn.

Các loại thực phẩm kị với cá chạch

Chạch với rau chân vịt: Chạch giàu chất béo, rau chân vịt tính lạnh, kết hợp hai loại này cùng nhau sẽ gây tiêu chảy. Acid oxalic có trong rau bina (chân vịt) sẽ kết hợp với canxi trong chạch tạo ra canxi oxalate, làm tăng nguy cơ sỏi đường tiểu. Như vậy, vừa không tốt cho hệ tiêu hóa, lại vừa có hại đối với hệ bài tiết.

Chạch với quả hồng: Chạch giàu protein, quả hồng chứa nhiều acid tannic kết hợp với nhau gây khó tiêu và làm mất giá trị dinh dưỡng ban đầu. Ngoài ra, acid tannic cũng có thể được kết hợp với canxi trong chạch cũng gây khó tiêu và không tốt cho thận.

Chạch tươi ngon phải là con mắt lồi, linh hoạt, da trơn, bóng

Chạch với trà: Trà, đặc biệt là trà đặc cũng giàu acid tannic, khi kết hợp với chạch sẽ làm mất chất dinh dưỡng của chạch, đồng thời cũng gây chứng khó tiêu.

Chạch với dưa chuột: Không có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Chạch với cua: Cá chạch tính ôn ấm, cua tính lạnh, hai thứ tương phản, dễ gây ngộ độc. Chạch với cua kết hợp dễ gây sảy thai, sinh non ở bà bầu.

Chạch với thịt chó: Dễ dẫn đến âm hư hỏa vượng.

Chạch với cải cúc: Làm mất giá trị dinh dưỡng, ảnh hưởng tiêu hóa và hấp thụ.

Người bị thấp khớp: Hàm lượng acid uric trong chạch tương đối cao, sau khi được cơ thể hấp thụ, sẽ dễ dàng tạo thành muối tinh thể của acid uric ở khớp khiến bệnh tình ngày càng trầm trọng. Do đó, đối với bệnh nhân thấp khớp, chạch là một thực phẩm cấm kị.

Không ăn quá nhiều chạch

Mặc dù cá chạch bổ dưỡng nhưng không thể ăn quá nhiều vì nó rất giàu vitamin. Một khi quá nhiều, nó sẽ gây ra tình trạng thiếu dinh dưỡng vì dư thừa dinh dưỡng, đồng thời cũng gây ngộ độc thực phẩm và dị ứng. Lượng đồng trong chạch quá nhiều trong cơ thể có thể gây ra bệnh tâm thần như tâm thần phân liệt.

Theo Nga Nguyễn/Phụ nữ Việt Nam

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo