Đời sống

Chữ “nhẫn” giúp nhân sinh tránh được thị phi, sống tiêu diêu tự tại chẳng ưu sầu

Chữ “nhẫn” chỉ có ở những người thông minh, có tầm nhìn xa trông rộng, người có chữ “nhẫn” trong mình có thể hóa giải ân oán thị phi một cách nhẹ nhàng, do đó cuộc sống sẽ bình yên, êm đẹp.

Phật dạy: Người giỏi nhẫn nhịn chính là người khôn ngoan nhất / “Nhẫn” có ba cảnh giới: Người làm nên việc lớn luôn sở hữu cảnh giới cuối cùng

Người xưa thường hay nói :một câu nhịn chín điều lành, hay “chữ nhẫn là chữ tượng vàng, ai mà nhẫn được thì càng sống lâu”.

Nhẫn là nhẫn nhục, là nhịn, là chịu đựng phần kém về mình, phần thiệt thòi về mình. Đây là pháp tu của Bồ Tát: bố thí trì giới…mà mục đích là tu và độ chúng sanh( lợi mình lợi người), Nếu không biết nhẫn thì trong tâm hồn luôn có một ngọn lữa, chờ gió nhẹ thổi tới là bùng cháy. Khi mà cháy thì các vị biết cái gì rồi, nhiều người không hiểu nói nhẫn là nhục lắm…đó chỉ là sự đè nén, chịu đựng… nếu vậy chưa phải là nhẫn.

Nhiều người sẽ nói, buồn vui nóng giận vốn là lẽ rất bình thường, trong cuộc sống tràn ngập này, ai mà chưa từng gặp phải những sự tình không như ý, chưa từng nộ khí xung thiên kia chứ?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thế nhưng, cơn nóng giận xuất hiện, bất luận là trên phương diện dưỡng sinh thân thể hay tu tâm dưỡng tính mà nói, đều là trăm phần hại mà không một phần lợi. Người xưa nói: “Nhẫn một chút sóng yên gió lặng, lùi một bước biển rộng trời cao”. Khi đứng trước một vấn đề nào đó hay trước mâu thuẫn, nếu như có thể dùng khoan dung đối đãi với người, nhẫn nhục không tranh biện, thì có thể rời xa thị phi, không ưu không sầu, tiêu diêu tự tại.

Trong “Luận Ngữ. Vệ Linh Công”, Khổng Tử viết: “Tiểu bất nhẫn, tắc loạn đại mưu”, ý rằng việc nhỏ không nhẫn được tất sẽ làm hỏng kế hoạch lớn. Trong “Sử Ký”, Tư Mã Thiên viết: “Tiểu bất nhẫn hại đại nghĩa”, ý nói việc nhỏ không nhẫn thì có hại tới đại nghĩa. Trong cũng có câu: “Nhẫn có thể sinh trăm phúc, cũng có thể đắc được ngàn cát tường”

. Trong “Bách nhẫn ca” đời Đường có viết: “Người nhân từ có thể nhẫn được điều khó nhẫn, bậc trí giả có thể nhẫn được chỗ không đáng nhẫn. Suy đi nghĩ lại về phương pháp nhẫn, thì giả câm giả điếc là một phương pháp chuẩn mực. Có nhẫn thì có thể đi khắp thiên hạ, kết giao được nhiều người. Chịu được đạm bạc có thể dưỡng thần, chịu được cơ hàn có thể lập chí, chịu được gian khổ có thể có tích lũy; tránh được hoang dâm sẽ không sinh bệnh tật”.

Lâm Tắc Từ là đại thần nhà Thanh, từng làm Tổng đốc ở Lưỡng Quảng, là nhân vật nổi bật trong Chiến tranh nha phiến. Có một lần khi xử lý công vụ, không kiềm chế được cơn giận dữ, ông đã đập vỡ một chén trà. Khi ngẩng đầu lên nhìn thấy hai chữ “Chế nộ” (ức chế cơn nóng giận phẫn nộ) mà chính mình treo ở trong nhà để tự nhắc nhở, Lâm Tắc Từ đã tự mình đi quét dọn chiếc chén bị vỡ đó để bày tỏ sự hối cải của mình.

 

Khi ở cùng người khác, nếu không phân biệt thị phi, hễ không hài lòng một chút là nổi giận, đây là một loại biểu hiện của người không có hàm dưỡng. Người nóng tính cần phải như Lâm Tắc Từ, phải tự mình lĩnh ngộ, tăng cường tu dưỡng, chú ý ước chế cơn nóng giận của mình, tâm bình khí hòa, dùng lý để phục người, không thể phóng túng ngọn lửa trong tâm, nếu không sẽ làm tổn thương người khác, cũng tổn hại chính mình.

Trong cuộc sống hằng ngày, đôi khi có những sự việc khiến bạn thấy không hài lòng, sinh tâm oán hận, tức giận người khác. Khi đó, hãy thử nhìn sự việc ở một góc nhìn khác, có thể đem tức giận chuyển thành cảm kích, hóa nộ khí thành sự tường hòa, đạt đến cảnh giới tinh thần cao thượng. Người làm tổn thương bạn thực ra là người giúp bạn mạnh mẽ hơn; người làm bạn vấp ngã là người rèn luyện bạn khả năng chịu đựng thống khổ; người bạn là người giúp bạn tăng thêm trí tuệ; người trách cứ mắng mỏ là người giúp bạn học cách nhẫn nại. Cảm kích hết thảy những nhân duyên đến với mình, bởi vì sự hiện hữu của họ khiến cuộc đời của bạn thêm muôn màu muôn vẻ.

* Thông tin chí mang tính tham khảo, chiêm nghiệm!

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm