Chữa bỏng bô an toàn, hiệu quả nhất và đảm bảo không để lại sẹo
Trời lạnh, nhanh tay nấu ngay 5 món canh nóng bỏng lưỡi, cả nhà ăn hết sạch / Những cách trị vết bỏng để không bị sẹo
Khi bị bỏng bô thì việc xử lý đúng, ngay sau tai nạn sẽ giúp làm giảm diện tích bỏng, giảm tổn thương độ sâu, diễn biến của bỏng sẽ nhẹ hơn, quá trình lành thương thuận lợi và giúp hạn chế sẹo xấu sau bỏng.
Ảnh minh họa. |
Sơ cứu bỏng bô đúng cách
Theo bác sĩ Nguyễn Thống, bỏng bô xe máy là loại bỏng do nhiệt gây ra. Vì vậy, sau khi chạm phải bô nóng cần phải ngâm ngay vết thương vào nước lạnh hoặc xả nước liên tục vào vết thương trong khoảng 15 phút. Cách làm này sẽ làm giảm đi nhiệt lượng trên bờ mặt da và hạn chế được diện tích bỏng. Cách sơ cứu đơn giản này còn giúp giảm được đau đớn và giảm tổn thương sâu cho da.
“Khi bị bỏng, phải ngâm nước ngay là cách tốt nhất, kiến thức này được dạy trong sách khi còn học Tiểu học nhưng ít người biết. Một sai lầm cơ bản rất nhiều người bị bỏng mắc phải là cuống cuồng dùng kem đánh răng, vôi, mỡ trăn bôi, đắp lá thuốc…”, bác sĩ Thống nói.
Khi bị bỏng bô, nếu vết thương sâu ăn vào thịt, sau khi xả nước cần dùng gạc vô trùng băng tạm, sau đó nhanh chóng tới cơ sở y tế. Trong trường hợp mức độ bỏng nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà bằng cách bôi thuốc trị bỏng lên vết thương, dùng gạc vô trùng băng lại để giữ ẩm cho da.
Hàng ngày, người bị bỏng cần phải chú ý thay băng gạc để đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng. Khi thay băng có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh vết thương. Với bỏng bô độ 1, thông thường sẽ khỏi sau một tuần chăm sóc đúng cách.
Bạn nên sơ cứu bỏng bô tại chỗ theo các bước sau:
Bước 1: Loại bỏ tác nhân gây bỏng càng sớm càng tốt, góp phần giảm diện tích và độ sâu tổn thương bỏng (cởi bỏ quần áo vùng bị bỏng do quần áo vùng bị bỏng có tác dụng giữ nhiệt).
Bước 2: Làm mát vùng bỏng, ngâm rửa hoặc tưới rửa vùng bỏng vào nước mát, sạch, nước có nhiệt độ 16 độ C đến 20 độ C. Thời điểm ngâm rửa tốt nhất trong vòng 30 phút từ sau khi bị bỏng, sau khoảng thời gian trên việc ngâm rửa có ít tác dụng, thời gian ngâm rửa từ 15 phút đến 30 phút (thường cho tới khi hết đau rát). Có thể thay vì ngâm rửa người ta dùng khăn sạch ướt, quần áo sạch ướt đắp lên vùng bỏng (nên thay khăn mát thường xuyên vì khăn cũng hấp thu nhiệt và giữ nhiệt).
Bước 3: Che phủ vết bỏng, băng vết thương bằng vải sạch, khô và băng ép nhẹ vùng bỏng.
Bước 4: Nâng cao vùng bỏng giúp giảm sưng nề.
Lưu ý khi sơ cứu bỏng:
Nhớ không dùng nước quá lạnh hoặc đá lạnh đắp lên vết bỏng; không ngâm rửa vết bỏng bằng nước ấm; không đắp các loại mỡ, dầu, nước mắm, nước tương, đắp thuốc lá, thuốc đông y không rõ nguồn gốc vào vùng bỏng khi chưa rửa sạch vết thương; không nên làm trợt loét vết bỏng, bóc bỏ nốt phồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết